Tình trạng
Chừng 10 phần trăm ở trẻ chưa thành niên có các triệu chứng tâm lý khốn quẫn. Những vấn đề tâm lý bắt đầu ở thời thơ ấu gồm lo lắng, sợ hãi và các chứng kinh hoảng, rối loạn nhân cách, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và tự sát. Ba vấn đề thường gặp mà người thầy thuốc cần phải quan tâm hàng đầu ở trẻ chưa thành niên là tự sát, trầm nhược và các vấn đề ăn uống.
Tự sát là nguyên nhân đứng thứ tư gây tử vong ở trẻ bắt đầu chưa thành niên (10 đến 14 tuổi) và là nguyên nhân thứ hai ở cuối tuổi chưa thành niên và thanh niên. Sự gia tăng nhiều nhất các tỉ lệ tự sát trong 20 năm qua là trong nam thanh thiếu niên từ 15 đến 24 tuổi. Tự sát tương đối ít xảy ra trước tuổi dậy thì và gia tăng sau tuổi 16 mà thường xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi 18-24 tuổi. Những thiếu niên và thanh niên người da trắng gốc Mỹ có tỉ lệ tự sát cao nhất. Mối liên quan giữa nam giới và lạm dụng ma túy với các rối loạn hành vi có thể ảnh hưởng đến ưu thế này. Cho mỗi lần tự sát hoàn tất thì có thể có tới chừng 50 đến 120 lần có ý định tự sát với ưu thế là nữ. Những khác biệt về các phương pháp có thể là do các khác biệt về giới giữa các lần tự sát chết người và có ý định tự sát. Các phương pháp tự sát làm chết người gồm sung, treo cổ và ngữ trên cao xuống. Uống thuốc ít khi làm chết người, là phương pháp được trẻ chưa thành niên thường dùng nhất với ý định tự sát.
Nguyên nhân tự sát
Các yếu tố thường gặp dẫn đến tự sát ở tuổi chưa thành niên gồm một tiền sử tự sát trong các thành viên trong gia đình,lạm dụng rượu và ma túy, các rối loạn hành vi, các chứng trầm cảm, các lo lắng sợ hãi và biết một người nào đó đã tự sát hoặc có tâm lý tự sát. Các yếu tố thúc đẩy là stress cấp diễn, rắc rối với pháp luật, rắc rối với lớp học như lừa đảo hoặc đang trốn học,lạm dụng ma túy, có bầu hoặc sợ bầu hoặc cô lập về mặt xã hội. Ở một số bạn nữ, tính cầu toàn và lo lắng về thành tích học tập (trí lực vốn chỉ ở mức trung bình) hoặc thay đổi về môi trường có thể lại là nguyên nhân đáng kể. Nhiều nạn nhân tự sát đã bị trúng độc lúc chết.
Trầm cảm là nét phổ biến nhất của những đối tượng có ý định và có hành vi tự sát. Tỉ lệ trầm cảm ở tuổi chưa thành niên từ 4 đến 6 phần trăm với xu hướng nữ nhiều hơn nam. Tiêu chuẩn chẩn đoán trẻ chưa thành niên bị trầm cảm cũng giống như tiêu chuẩn chẩn đoán ở người trưởng thành và bao gồm các thay đổi trong tính khí và trong các mối quan hệ, trong chức năng nhận thức và trong hoạt động thể xác. Những biểu hiện tương đương với trầm cảm ở tuổi chưa thành niên gồm ưu bệnh, lạm dụng ma túy, bê trễ việc học tập, các rắc rối với pháp luật và những xung đột căng thẳng trong gia đình.