Rate this post

Contents

1.Định nghĩa

Trên phương diện xã hội, nghiện rượu là nhu cầu uống rượu của 1 người không được thỏa mãn thường xuyên, gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe, làm lối sống trở nên bê tha, làm giảm sức lao động và phúc lợi xã hội.

Trên phương diện y học, nghiện rượu là 1 bệnh mạn tính do nhu cầu uống rượu không được thỏa mãn thường xuyên gây cho người bệnh sự đam mê.

Theo Viện hàn lâm khoa học Pháp, nghiện rượu khi hàng ngày vượt quá 1ml cho 1kg cân nặng hay 3/4 l rượu vang 10 độ cho 1 người đàn ông 70kg.

Theo WHO 1993 xác định nghiện rượu như sau: uống rượu vo tình hay hữu ý để gây hại cho sức khỏe của mình, đó là lạm dụng rượu.

Như vậy, có thể nói nghiện rượu là sự thèm muốn dẫn đến sự đòi hoỉ thường xuyên nước uống có rượu dẫn đến rối loạn nhân cách, thói quen, giảm khả năng lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe.

2.Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu

Theo ICD-10, năm 1992, mục F10.2 đã xác định:

-thèm muốn mãnh liệt hoặc cảm thấy bắt buộc phải sử dụng rượu

-khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng về thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc mưc sử dụng rượu bị ngừng lại hoặc giảm bớt

-có những bằng chứng về sự dung nạp tăng liều

-dần dần sao nhãng những thú vui trước đây

-khi ngừng uống rượu thì xuất hiện hội chứng cai (lo âu, vã mồ hôi, nôn mửa..)

-tiếp tục sử dụng mặc dù biết được tác hại của rượu

Chỉ chẩn đoán khi có ít nhất 3 dấu hiệu trở lên, đã trải nghiệm hoặc biểu hiện trong vòng 1 năm trở lại.

3.Triệu chứng lâm sàng

Giai đoạn đầu (giai đoạn suy nhược thần kinh)

-dấu hiệu bệnh lí chủ yếu và sớm nhất là say rượu bệnh lí, sự ám ảnh thường xuyên và sau đó là sự mất kiểm soát số lượng rượu sử dụng.

-mất phản xạ, nôn tự vệ hay là mất nôn khi uống rượu quá liều

-có biến đổi khả năng dung nạp rượu

-rối loạn trí nhớ và thay đổi tính nết rõ ràng

-có thể kéo dài 1-6 năm tùy cường độ và nhu cầu uống rượu

Giai đoạn 2 (có hội chứng cai)

-biểu hiện trạng thái phụ thuộc thực thể chiếm ưu thế

-tình trạng say rượu bệnh lí ngày càng tăng, không tự kiềm chế được và có tihs chất cưỡng bức

-các triệu chứng của giai đoạn nặng dần lên

-điểm nội bật là bệnh nhân có hội chứng cai sau vài giờ hay 1 ngày không uống rượu

-khả năng dung nạp rượu đạt cực điểm, có thể 2l trên ngày

-biểu hiện rối loạn tâm thần do rượu thường là tiến triển cấp tính và kéo dài, triệu chứng đa dạng và ngày càng đậm nét

-có thể kéo dài 3-5 năm

Giai đoạn 3 (giai đoạn bệnh não thực tổn)

-là giai đoạn biến đổi từ từ các triệu chứng ở giai đoạn 2 và xuất hiện các triệu chứng mới

-thèm rượu có mức độ hơn và có xu hướng giảm đi, bớt lè nhè

-bệnh nhân chỉ uống được 150-200ml

-khi uống rượu thường thấy choáng váng, nói nhiều và hay gây sự cãi nhau

-đặc điểm nổi bật là lạm dụng rượu tuy ít nhưng chia nhiều lần trong ngày; nhân cách người bệnh suy đồi, bất chấp sự lên án của xã hội… bệnh nhân có xu hướng chuyển sang rối loạn tâm thần do nghiện rượu mạn.

4.Điều trị nghiện rượu

Điều trị có kết quả hay không phụ thuộc sự tự giác và phối hợp của người bệnh

Ngoài biểu hiện nghiện rượu, bệnh nhân thường kèm rối loạn nhân cách khác nên cần sử dụng biện pháp điều trị mạnh kết hợp liệu pháp tâm lí.