Rate this post

Theo quan điểm của ICD-10, trầm cảm là một trạng thái rối loạn cảm xúc được đặc trưng bởi khí sắc trầm, mất quan tâm thích thú,giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động. Ngoài ra còn các triệu chứng phổ biến khác như giảm tập trung chú ý, giảm sút tính tự trọng, sự tự tin…

Đây là rối loạn thường gặp trên thế giới, chiếm tới 3-5% dân số, bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các vùng miền, dân tộc, xã hội, giới tính…

1.Nguyên nhân

-trầm cảm nội sinh

-trầm cảm ngoại lai:

Trầm cảm căn nguyên tâm lí

Trầm cảm căn nguyên bệnh cơ thể

Trầm cảm do sự lão hóa của não

2.Yếu tố nguy cơ

-tiền sử gia đình có người mắc bệnh tâm thần

-các stress tâm lý, cơ thể suy kiệt

-sử dụng và phụ thuộc chất kích thích

-phụ nữ có thai, sinh đẻ, tiền mãn kinh

-sống ly thân, luôn có xung đột, mâu thuẫn trong gia đình và quan hệ xã hội

3.Triệu chứng lâm sàng theo ICD-10

Giai đoạn trầm cảm được biểu hiện bởi các triệu chứng phổ biến sau:

-các triệu chứng đặc trưng bao gồm:

Khí sắc giảm

Mất mọi quan tâm thích thú

Năng lượng giảm dẫn đến tăng mệt mỏi, giảm hoạt động

-các triệu chứng phổ biến khác:

Tập trung giảm, hay quên

Tính tự trọng giảm sút, thiếu tự tin

Bi quan về tương lai

Có những ý tưởng bị tội, không xứng đáng

Rối loạn giấc ngủ

Ăn kém ngon miệng

-các triệu chứng cơ thể đi kèm: đau đầu, đau lưng, chuột rút, nôn, táo bón, hồi hộp, thở nhanh… các triệu chứng này làm bệnh nhân đến cơ sở y tế ban đàu hơn là bệnh viện tâm thần.

-các triệu chứng loạn thần: hoang tưởng, ảo giác…

-nhóm triệu chứng sinh học quan trọng bao gồm: rối loạn giấc ngủ, táo bón, ăn mất ngon, giảm trọng lượng, dao động khí sắc trong ngày…

Rối loạn giấc ngủ là triệu chứng phổ biến biểu hiện bằng chất lượng giấc ngủ kém hoặc rút ngắn thời gian ngủ, hay mơ ác mộng, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy sớm.

Cảm giác ngon miệng giảm hoặc mất hoàn toàn, mốt số ít trường hợp ăn nhiều hơn bình thường.

4.Các thể trầm cảm không điển hình

-tràm cảm suy nhược (trầm cảm uể oải)

-trầm cảm vật vã

-trầm cảm mất cảm giác tâm thần

-trầm cảm với hoang tưởng tự buộc tội

-trầm cảm loạn khí sắc

-trầm cảm sững sờ

-trầm cảm lo âu

-trầm cảm với hoang tưởng mở rộng

-trầm cảm Paranoid

-trầm cảm với rối loạn cơ thể và thực vật

-trầm cảm loạn cảm giác bản thể

-trầm cảm ám ảnh

-trầm cảm nghi bệnh

5.Điều trị

Nguyên tắc điều trị trầm cảm bằng thuốc

-điều trị trầm cảm thường lâu dài do đó cần tuân theo nguyên tắc điều trị chặt chẽ để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất

-phát hiện sớm các dạng khác nhau của trầm cảm

-xác định chắc chắn trầm cảm giai đoạn nào, mức độ nào

-nhận rõ trầm cảm có kèm rối loạn khác hay không

-chỉ định sớm các thuốc chống hưng phấn, lựa chọn đúng thuốc, đúng liều lượng cho bệnh nhân

-phối hợp thuốc an thần khi cần thiết

-sốc điện chỉ định khi bệnh trầm trọng, co hành vi tự sát, dùng thuốc không hiệu quả

-không dùng nhóm IMAO do dễ tái bệnh và tương tác thuốc nhóm khác

-trong quá trình điều trị phải theo dõi sát bệnh nhân

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here