Đái tháo đường
Rate this post

Điều trị đái tháo đường bằng thuốc:

Đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh chuyển hóa với đặc trưng là triệu chứng tăng đường huyết (glucose máu). Các triệu chứng hay gặp nhất là: ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy sút cân nhiều. Việc kiểm soát tốt đái tháo đường phải phối hợp giữa các biện pháp không dùng thuốc và biện pháp dùng thuốc. Đối với việc dùng thuốc, hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc để điều trị đái tháo đường nhưng để hiểu một cách cụ thể các loại thuốc về các dùng và tác dụng phụ thì vẫn còn nhiều hạn chế. Bài viết này chúng tôi muốn cung cấp đến cho bạn đọc vài thông tin về một số thuốc thường dùng trong điều trị đái tháo đường.
Trước hết cần hiểu mục đích của việc điều trị đái tháo đường:
Đường huyết trước bữa ăn: 5,0 – 7,2mmol/l
Đường huyết sau ăn 2h
HbA1C
Triglycerid
LDL – cholesterol
HLD – cholesterol >1,0mmol/l
Huyết áp
Dưới đây là một số thuốc thường dùng trong điều trị đái tháo đường:

Contents

 1. Insulin

 

+ Chỉ định: Đái tháo đường týp 1; Đái tháo đường týp 2 đã được điều trị phối hợp với các thuốc uống nhưng không hề có kết quả; Đái tháo đường ở phụ nữ mang thai.
+ Đường dùng: Tiêm dưới da từ 1 – 4 mũi/ ngày. Trường hợp cấp cứu có thể truyền tĩnh mạch thuốc insulin actrapid.
Liều đầu tiên: 0,3- 0,5 đơn vị/kg/ngày tiên dưới da. Thường phối hợp 2/3 insulin chậm và 1/3 insulin nhanh trộn lẫn được dung dịch tiêm. Nếu tiêm dưới 30 đơn vị thì có thể tiêm một lần vào buổi sáng, còn nếu tiêm trên 30 đơn vị phải chia đôi sáng- chiều, không nên tiêm xa bữa ăn hoặc tiêm buổi tối để tránh hạ đường huyết. Nếu tiêm insulin nhanh nên chia nhiều lần trong ngày vì tiêm nhiều lần sẽ kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Những ngày sau đó thì tùy thuộc vào mức đường huyết để điều chỉnh liều insulin cho thích hợp- khi đường máu trở về bình thường có thể chuyển sang điều trị củng cố, liều củng cố bằng 1/2 liều ban đầu và điều trị liên tục suốt đời. Nếu có điều kiện nên kiểm tra đường huyết nhiều lần trong ngày để cho kết quả chính xác hơn.
Insulin nhanh tiêm trước ăn 30 phút, insulin bán chậm có thể tiêm trước khi ăn sáng hoặc tiêm trước bữa ăn chiều.
+ Biến chứng khi điều trị insulin:
Hạ đường huyết: Nguyên nhân do điều trị quá liều insulin, do bỏ ăn nhưng liều insulin không được giảm, rối loạn tiêu hoá, stress, nhiễm trùng, do vận động quá mức…
Dị ứng : Tại chỗ tiêm bị đỏ và đau hoặc có thể dị ứng toàn thân nổi mẩn đỏ.
Loạn dưỡng mỡ do insulin: Là biến chứng tại chỗ, có 2 thể: teo (atrophie) hoặc phì đại (hypertrophie) trong lâm sàng hay gặp thể teo, nguyên nhân có thể là do rối loạn dinh dưỡng thần kinh ở vùng tiêm do kích thích cơ học hoặc do dị ứng. Để tránh hiện tượng này không nên tiêm một chỗ mà nên tiêm nhiều chỗ dưới da (tốt nhất là dưới da bụng)-thay đổi nơi tiêm.
Kháng insulin : Khi điều trị với insulin với liều 200 đơn vị trở lên thấy không có kết quả thì được gọi là kháng insulin. Để đề phòng tình trạng kháng insulin nên khống chế được chế độ ăn thật tốt và trong điều trị nhất là đái tháo đường týp 2 cần phối hợp với các thuốc uống, luyện tập thể thao đều đặn, tránh tình trạng béo phì.

2.Nhóm các thuốc uống hạ đường huyết:

Điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, nếu chế độ ăn và luyện tập thể thao mà đường huyết bệnh nhân không về bình thường được.

2.1. Nhóm sufonylurea (sunfamit hạ đường huyết):

Tác dụng : Kích thích tế bào bêta của tuyến đảo tụy sản xuất ra insulin.
Chống chỉ định: Suy gan, suy thân, có thai, hôn mê
Biến chứng chính: bị hạ đường huyết quá thấp.

2.2. Nhóm bigunamid

: Metformin viên 500, 850 và 1000mg.
Tác dụng: Làm giảm sự đề kháng insulin ở cơ và gan.
Chống chỉ định: Suy tim nặng, suy thận, suy gan, suy hô hấp.
Viên metformin 500 mg hoặc 850 mg: 2- 3v/ngày. Liều tối đa có thể dùng 2500mg/ngày, có thể dùng đơn trị liệu hoặc phối hợp với sulfonylurea hoặc insulin.
Tác dụng phụ: Chán ăn, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy hoặc táo bón. Biến chứng nguy hiểm nhất là nhiễm toan.

2.3.Nhóm acarbose ( ức chế men anphaglucosidase):

Tác dụng: Ức chế sự phân hủy glucose, làm chậm quá trình hấp thu hydratcarbon bằng cách ức chế men anphaglucosidase ở ruột; làm giảm đường huyết sau ăn và giảm HbA1C. Có tác dụng điều trị cho cả đái tháo đường týp 1 và tysp 2, tuy nhiên hiệu quả điều trị kém hơn 2 nhóm trên, nên ít khi sử dụng điều trị đơn độc mà phải phối hợp với 1 trong 2 nhóm trên.
Viên glucobay 50 mg; 100 mg: có thể dùng 200-300 mg/ngày uống ngay khi ăn.
Tác dụng phụ: Tiêu chảy,dễ sinh hơi ở ruột, dị ứng, độc với gan.

2.4.Nhóm Thiazolidinedion: Rosilitazone (Avandia), Pioglitazone (Pioz).

Tác dụng: Làm giảm đề kháng insulin ở gan, cơ và mô mỡ.
Chống chỉ định: Suy tim xung huyết
Tác dụng phụ: Giữ nước gây phù và tăng men gan.