Rate this post

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục đã được biết đến từ lâu. Ngày nay, bệnh có xu hướng gia tăng cùng với các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng và thường được phát hiện qua xét nghiệm huyết thanh giang mai. Gái mại dâm là nguồn truyền bệnh và làm tăng tỷ lệ bệnh liên quan đến đường tình dục, trong đó có giang mai. Và tình hình nhiễm HIV/AIDS tăng lên cũng tạo điều kiện cho bệnh nhân giang mai tăng theo.

Contents

1.Căn nguyên và đường lây truyền

-là bệnh do nhiễm xoắn khuẩn mạn tính Treponema pallidum gây nên, bệnh diễn biến qua nhiều năm và nhiều thời kỳ. Đây là xoắn khuẩn hình lò xo có 6-14 vòng xoắn đều đặn di động ngược theo 3 chiều.

Vi khuẩn gây tổn thương tất cả các nội tạng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm và khó chữa

Chúng có sức đề kháng kém, dễ chết ở môi trường khô, nhiệt độ cao, ở môi trường ẩm ướt chúng sống được lâu hơn, ở nước xà phòng chúng chết sau vài phút

-nguồn truyền bệnh là những người mắc giang mai, gái mại dâm là nguồn truyền chủ yếu.

-đường lây:

Lây theo con đường quan hệ tình dục

Lây qua đường máu

Lây qua tiếp xúc trực tiếp qua da, niêm mạc bị xây xát với tổn thương của bệnh nhân giang mai

2.Triệu chứng lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh

Trung bình 3-4 tuần sau khi tiếp xúc và bị lây bệnh.

Giang mai thời kỳ I

-săng giang mai: xuất hiện nơi xoắn trùng xâm nhập lần đầu tiên vào cơ thể, thường có từ 1-2 săng với tính chất:

Là vết trợt nông, chỉ mất 1 phần của thượng bì

Hình tròn hay bầu dục, bề mặt bằng phẳng, màu đỏ tươi

Nền cứng mỏng như đệm bìa, không ngứa, không đau, không hóa mủ

Tự lành sau 6-8 tuần

Có thể gặp ở hậu môn, bộ phận sinh dục…

-viêm hạch: hạch gần săng sưng to, rắn chắc, không đau, không hóa mủ, có thể thành chùm

Giang mai thời kỳ II

Sau giang mai I khoảng 6-8 tuần từ khi phát săng hoặc sau 70 ngày giao hợp và tiếp xúc. Xoắn khuẩn từ săng và hạch vào máu đến tổ chức gây tổn thương, đặc biệt là da và niêm mạc.

Tổn thương nông, chứa nhiều xoắn khuẩn ở giai đoạn đầu, giai đoạn sau tổn thương ít dần, ít khu trú và ít vi khuẩn hơn.

Xuất hiện đào ban hình tròn hay bầu dục, kích thước 0.5-1cm, màu hồng đào, ấn kính mất màu, không ngứa, tự mất đi sau vài tuần

Mảng niêm mạc là tổn thương khu trú ở niêm mạc như , miệng họng… chứa nhiều xoắn khuẩn và dễ lây

Sẩn: tổn thương hình cầu nổi lên mặt da, thâm nhiễm nhiều, màu đỏ hồng, có thể có viền hồng bao quanh

Viêm hạch lan tỏa: tất cả hạch ngoại biên đều bị viêm, hạch to, dễ di động, không đau, không hóa mủ

Giang mai kín

Sau thời kỳ 1 từ 2-6 tuần, bệnh nhân không có tổn thương trên da mà chỉ làm phản ứng huyết thanh dương tính

Giang mai thời kỳ III

Xuất hiện từ năm thứ 3 trở đi, tùy vị trí khu trú mà tổn thương các cơ quan khác nhau. Thời kỳ này có 3 thể bệnh:

-giang mai III lành tính biểu hiện ở da, cơ, xương:

Đào ban: ít hơn thời kỳ II và mất nhanh

Củ, cục: tổn thương trung bì, nổi cao, mật độ chắc, khi mất để lại sẹo

-giang mai tim mạch

-giang mai thần kinh

*cận lâm sàng: xét nghiệm vi khuẩn, phản ứng huyết thanh giang mai…

3.Điều trị

-giang mai mới (giang mai I, II giai đoạn đầu) điều trị 1 trong các cách sau:

Benzyl Penicillin 1 triệu đơn vị/ngày chia 6-8 lần tiêm bắp x 30 ngày

Jenacillin penicillin 1 triệu đv x 30 ngày chia 2 lần tiêm bắp

Benzathin penicillin 2,4 triệu đv 1 lần tiêm bắp x 4 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần, tổng liều 9,6 triệu đv

-dị ứng penicillin:

Tetracyclin uống 2-3g/ngày chia 4lần x 15-20 ngày

Erythromycin uống 2-3 g/ngày chia 4 lần x 15-20 ngày