Rate this post

Thai nghén nguy cơ cao là thai nghén có các yếu tố có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai , có thể gặp ở bất cứ tuổi thai nào , làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cho mẹ cho thai và sơ sinh . Ngoài ra nó còn gây nên các loại bệnh tật , dị dạng của thai nhi và làm cho trẻ bị trì trệ , kém phát triển khi ra đời.

Contents

Phần I : Các nguyên nhân do mẹ

I. Các nguyên nhân nhân trắc học

– Tuổi mẹ : mang thai ở tuổi vị thành niên , ( dưới 18 tuổi ) có nguy cơ tiền sản giật , thai chậm phát triển trong buồng tử cung ,dọa đẻ non và đẻ non , mẹ bị thiểu năng dinh dưỡng , lây lan các bệnh truyền nhiễm theo đường tình dục.

  • Mẹ trên 35 tuổi có nguy cơ cao bị tăng huyết áp do thai , tiền sản giật , rau tiền đạo , bệnh béo phì , các bệnh nội khoa khác , những bất thường về nhiễm sắc thể có thể xảy ra ở người mẹ lớn tuổi.

– Chiều cao của mẹ : mẹ có chiều cao dưới 1m45 có nguy cơ xương chậu hẹp gây nên ngôi bất thường , đẻ khó.

– Cân nặng của mẹ

  • Mẹ nhẹ cân : mẹ có cân nặng dưới 40 kg do thiếu dinh dưỡng hay chán ăn , có nguy cơ sinh con nhẹ cân , thai chậm phát triển trong buồng tử cung , suy thai , thai ngạt , hạ đường máu , hạ thân nhiệt , tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao
  • Mẹ béo phì : là những bà mẹ có cân nặng trên 70kg , các biến chứng thường gặp ở mẹ là : cao huyết áp trước và trong khi có thai , biến chứng đái tháo đường cũng hay gặp , ngoài ra còn có các biến chứng khác như viêm đường tiết niệu , viêm tĩnh mạch …Mẹ béo phì thường sinh một em bé lớn , ngôi thế không rõ ràng vì vậy phải mổ lấy thai , dễ nhiễm trùng hậu sản

– Các bệnh di truyền từ bố mẹ cho con hoặc do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm . Rối loạn nhiễm sắc thể thường gây sảy thai trong 12 tuần đầu . Bệnh Down thường gặp ở mẹ lớn tuổi

– Các đặc điểm kinh tế xã hội : mức sống thấp , lao động nặng nhọc , sống ở nơi chật hẹp , kém vệ sinh , stress làm thai kém phát triển , tỷ lệ đẻ non cao

– Các yếu tố dinh dưỡng : thiếu năng lượng trường diễn trong thời kì mang thai làm cho trẻ sinh ra thiếu cân , thiếu acid folic là nguyên nhân gây các dị tật ống thần kinh , mẹ thiếu Vitamin B1 có liên quan đến các trường hợp tử vong sơ sinh cấp . Thiếu Vitamin D gây hạ canxi huyết gây cơn co giật .

– Ngoài ra còn có các yếu tố môi trường ô nhiễm , mẹ hút thuốc lá , nghiện rượu …

II. Các yếu tố bệnh lý

  1. Bệnh nhiễm khuẩn

– Thời kì hình thành tổ chức các bệnh do virus như cúm , sốt xuất huyết , rubela , … gây dị dạng cho thai như não úng thủy , bụng cóc , sứt môi , hở hàm

– Thời kì hoàn chỉnh tổ chức có do hàng rào rau thai mỏng dần vi khuẩn dễ xâm nhập gây các bệnh như viêm gan , viêm phổi , viêm não…

– Hậu quả của nhiễm khuẩn : quý I sảy thai tự nhiên , quý II chết thai , sảy thai muộn , lây nhiễm qua bánh rau , quý III lây qua bánh rau , sảy hoặc chết thai

2. Các bệnh lý gan-thận -tim mạch

+ Các bệnh lý về gan : thường gặp viêm gan do virus gây suy gan cấp , xơ gan , suy giảm chức năng gan , gây chảy máu , hôn mê hoặc tử vong trong cuộc đẻ . đối với thai nhi thường gây sảy thai trong 10 tuần đầu , lây nhiễm ở tuần thứ 12 dễ sảy thai , đẻ non ,chết lưu.

+ các bệnh lý về thận như : viêm  đài bể thận , viêm mủ thận gây ra các biến chứng như rau bong non , sản giật do co thắt tiểu động mạch làm cho lượng máu qua rau thai ít làm cho bánh rau xơ hóa , kém phát triển , thai kém phát triển , chết lưu…

+ Các bệnh tim mạch : cơ thể mẹ trong tình trạng thiếu oxy làm thai kém phát triển , đẻ non , suy thai , tăng tỷ lệ tử vong hoặc trẻ sinh ra bị tim bẩm sinh …Nguy cơ cho mẹ : tăng tỷ lệ suy tim , phù phổi cấp , tử vong…

+ Các bệnh về máu : thiếu máu thiếu sắt , acid folic , thiếu vi chất dinh dưỡng . Nguy cơ cho con đó là thai kém phát triển ,đẻ non ,chết lưu , nguy cơ cho mẹ là suy tim , biến chứng chảy máu sau khi sổ rau , nguy cơ tắc mạch , nhiễm trùng…

3. Các bệnh nội tiết : đái tháo đường , Basedow , Addison có thể gây đẻ non , nhiễm độc thai nghén , thai quá to hoặc suy dinh dưỡng

4. Các bệnh phụ khoa làm tăng nguy cơ sảy thai ,đẻ non , viêm nhiễm đường sinh dục gây nhiễm khuẩn ối , nhiễm khuẩn thai