Theo y học cổ truyền, nguyên nhân dẫn tới viêm phế quản mạn là do công năng của ba tạng phủ: phế, tỳ, thận bị suy giảm
Rate this post

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân dẫn tới viêm phế quản mạn là do công năng của ba tạng phủ: phế, tỳ, thận bị suy giảm, hàn thấp thương tỳ sinh đàm ẩm, nhiệt thương phế làm phế thận âm hư, gây ho, ho có đờm nhiều.

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân dẫn tới viêm phế quản mạn là do công năng của ba tạng phủ: phế, tỳ, thận bị suy giảm

Viêm phế quản mạn cũng có những đợt cấp tính triệu chứng tương tự viêm phế quản cấp, được chữa như viêm phế quản cấp. Khi không có đợt cấp xảy ra thì bệnh này được chia thành 2 thể như sau:

  1. Đàm thấp:

  • Triệu chứng: có các đợt ho, ho tái phát nhiều lần, khi trời lạnh thì ho tăng, ho có đờm, dễ khạc, đờm trắng loãng hoặc thành cục dính, ho nhiều vào buổi sáng, ngực đầy tức, ăn kém, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoạt.
  • Phương pháp chữa: táo hóa thấp đàm, chỉ khái.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: vỏ quýt sao: 10g, vỏ vối sao: 10g, hạt cải trắng: 10g, bán hạ chế: 8g, cam thảo dây: 8g, gừng: 4g. Đem sắc uống 1 thang/ngày.

Bài 2: bài “Viên trừ đờm” gồm: nam tinh chế: 20g, phèn chua chi: 20g, bán hạ chế: 20g, bồ kết chế: 20g, hạnh nhân: 4g, ba đậu chế: 4g. Tất cả đem tán thành bột làm viên hoàn uống 10g/ngày, chia ngày 2 lần.

Bài 3: bài “Nhị trần thang gia giảm” gồm: hạnh nhân: 12g, bạch truật: 12g, trần bì: 10g, phục linh: 10g, cam thảo: 10g, bán hạ chế: 8g, thương truật: 8g. Trong trường hợp ho khạc nhiều đờm thì thêm bạch giới tử: 8g, hoặc thấy ngực đầy tức thì thêm chỉ xác: 12g.

Bài 4: Tỳ hư không khống chế được thấp, chức năng vận hóa thủy cốc bị rối loạn sẽ sinh ra đàm ẩm thì dùng bài “Nhị trần thang” gồm: đảng sâm: 16g, bạch truật: 12g, trần bì: 10g, phục linh: 10g, cam thảo: 10g, bán hạ chế: 8g, tử uyển: 8g, bạch tiền: 8g.

Bài 5: Trường hợp tỳ thận dương hư sẽ dẫn tới ho có đờm nhiều, ngực đầy tức, miệng khát nhưng không có cảm giác muốn uống nước, uống nước vào thì nôn, lạnh tay chân và lưng, hoa mắt chóng mặt, thở ngắn, hồ hộp lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng trơn, mạch huyền hoạt, sẽ chữa theo phương pháp ôn dương, lợi thấp, trừ đàm. Dùng bài “Linh quế truật cam thang gia giảm” gồm: phục linh: 16g, quế chi: 12g, bạch truật: 8g, cam thảo: 4g. Xuất hiện hoa mắt chóng mặt thì thêm bán hạ chế: 8g, gừng sống: 4g. Xuất hiện lạnh chân tay và lưng thì thêm phụ tử chế: 12g, bạch thược: 12g, gừng: 4g.

Ngoài ra có thể phối hợp châm bổ tại các huyệt: tỳ du, phế du, thận du, túc tam lý, hợp cốc, tam âm giao hoặc cứu tại các huyệt đó 7 lần trong 7 ngày.

2. Hàn ẩm:

Gặp ở viêm phế quản mạn kèm theo giãn phế nang ở người già, tâm phế mạn, suy giảm chức năng hô hấp…

  • Triệu chứng: ho, ho tái phát nhiều lần, thở suyễn, nghe nhiều ran ẩm, khi trời lạnh thì ho tăng, ho có đờm trắng loãng, số lượng nhiều, các triệu chứng trên càng rõ rệt sau vận động, không nằm được, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế nhược.
  • Phương pháp chữa: ôn phế hóa đàm.
  • Các bài thuốc: 

Dùng bài “Tiểu thanh long thang gia giảm” gồm: bán hạ chế: 8g, ma hoàng: 6g, ngũ vị tử: 6g, quế chi: 6g, can khương: 4g, cam thảo: 4g, bạch tiền: 4g, tế tân: 4g. Trong trường hợp xuất hiện ho nhiều thì thêm tử uyển: 12g, khoản đông hoa: 8g. Hoặc thấy rên, ứ đọng nhiều thì thêm đình lịch tử: 12g.

Ngoài ra có thể phối hợp cứu tại các huyệt: tỳ du, vị du, phế du, cao hoang, túc tam lý, phong long, thái bạch.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here