3/5 - (2 bình chọn)

Chất nhũ hoá là gì? Định nghĩa chất nhũ hoá:

Chất nhũ hóa là những chất trung gian đặc biệt giúp nhũ tương hình thành và có độ bền nhất định.

Yêu cầu của chất nhũ hóa

-Có khả năng nhũ hóa mạnh với nhiều loại dược chất hay chất phụ thường gặp trong thuốc

-Bền, ít chịu tác động của các yếu tố như pH, nhiệt độ,…

-Không gây tương kỵ với các dược chất trong thuốc(vật lý,hóa học)

-Không màu,không mùi,không vị, không có tác dụng dược lý riêng(nếu có thì tác dụng đó phải tương đồng với tác dụng của dược chất)

Trong thực tế hiếm có chất nhũ hóa nào đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên. Tùy theo yêu cầu riêng của từng thuốc mà ta chon chất nhũ hóa thích hợp hoặc phối hợp các chất nhũ hóa.

sáp nhũ hóa

Các chất nhũ hóa thường dùng

1.Các chất nhũ hóa thiên nhiên

a.Các cacbonhydrat (gôm arabic, pectin, tinh bột,…)

-Ưu điểm: Không  màu, không vị, không tác dụng dược lý riêng. Che dấu mùi vị của 1 số dược chất. Làm dịu niêm mạc bộ máy tiêu hóa.

-Nhược điểm: Dễ bị nấm mốc, vi khuẩn, các chất điện giải,..ở nồng độ cao làm hỏng hoặc biến chất từ đó làm giảm hoặc mất tác dụng nhũ hóa.

-Ứng dụng: Làm chất nhũ hóa ổn định , chất gây thấm biến dược chất sơ nước thành thân nước.

-Gôm arabic:Ở nhiệt độ thường tan trong nước với lượng gấp khoảng 2 lần lượng gôm. Dung dịch có pH acid, trong dung dịch các micell của gôm tích điện âm.Tỷ lệ gôm dùng để nhũ hóa các dầu lỏng khoảng 25-50% so với lượng dầu.Đối với các loại dược chất tỷ lệ gôm cần dùng thay đổi theo tỷ trọng của dược chất:DC có tỷ trọng nhỏ thì lượng gôm bằng lượng dược chất, DC có tỷ trọng trung bình thì lượng gôm bằng 50% lượng DC, DC có tỷ trọng lớn thì lượng gôm gấp đôi lượng DC.Lưu ý 1 số tính chất của nó: bị kết tủa bởi kim loại nặng, có thể gây ra 1 số tương kỵ kết tủa do chứa ion calci, có thể gây phân hủy 1 số muối hydrocacbonat và muối cacbonat, làm oxy hóa biến chất 1 số DC dễ bị oxy hóa.

-Gôm adagant:Ở nhiệt độ thường gôm hút nước và trương nở chậm,nhiệt độ cao trương nở nhanh hơn.Dịch thể gôm adagant có độ nhớt lớn hơn khoảng 50 lần đôj nhớt của gôm arabic cùng nồng độ. Nồng độ >2% khi để nguội sẽ mất tác dụng nhũ hóa do biến thành dạng gel. Gôm adagant không làm giảm sức căng bề mặt nhưng tạo dung dịch keo với nước có độ nhớt lớn nên được dùng làm chất ổn định trong điều chế nhũ tương.Nó còn được dùng làm chất gây thấm trong điều chế các hỗn dịch.

-Thạch:Tương tự như gôm adagant thạch thường dùng làm chất nhũ hóa phối hợp với gôm arabic.Thạch hay dùng chế các nhũ tương nhuận tràng hoặc tẩy vị.Nồng độ >1% thạch mất tác dụng nhũ hóa.Thạch bền trong môi trường trung tính hoặc hơi kiềm.

b.Các saponin:

Saponin dễ hòa tan trong cồn và nước nên là chất nhũ hóa tạo nhũ tương D/N. Nhược điểm là gây phá huyết và kích ứng niêm mạc tiêu hóa nên chỉ dùng để chế nhũ tương dùng ngoài. Để làm chất gây thấm dùng cồn bò hòn hoặc cồn bồ kết đồng lượng với DC rắn sơ nước.

c.Các protein(gelatin, lòng đỏ trứng, sữa,…)

Các chất này có khối lượng phân tử lớn,dễ hòa tan trong hoặc phân tán trong nước tạo dung dịch keo có độ nhớt lớn, tạo nhũ tương D/N.

lòng đỏ trứng(chất nhũ hóa thiên nhiên)

d.Các sterol(cholesterol và dẫn chất)

dễ hòa tan trong dầu nên tạo nhũ tương N/D.

e.Các phospholipid:

Lecithin có khả năng nhũ hóa mạnh, không hòa tan nhưng phân tán trong nước nên tạo nhữ tương D/N. Ưu điểm là không độc, nhược điểm là dễ bị oxy hóa dưới tác động của không khí, ánh sáng ,môi trường kiềm.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here