I. Vai trò của kích thước tiểu phân trong công nghệ dược phẩm
Mục đích của quá trình này là đạt được giảm kích thước tiểu phân và thu được phân đoạn kích thước tiểu phân thích hợp với mỗi một loại nguyên liệu. Vai trò của quá trình này là:
+ Giảm kích thước tiểu phân của các hoạt chất làm tăng tốc độ hòa tan
+ Làm cho quá trình trộn lẫn hỗn hợp hiệu quả hơn
+ Giúp thu được viên có hình thức đẹp hơn nhất là viên có một màu sẽ khiến màu đồng nhất hơn
Tuy vậy kích thước tiểu phân quá nhỏ lại gây nên một số nhược điểm sau:
+ Giảm độ bền của hợp chất do tăng tiếp xúc với môi trường nên bảo quản khó hơn
+ Nếu kích thước tiểu phân quá nhỏ( <50mcm) thì khó trộn đều hỗn hợp do các tieru phân bị kết dính với nhau
Trong dược điển có phân loại các loại bột với các kích thước khác nhau sử dụng trong sản xuất và thực tế có rất nhiều công đoạn phương pháp xay nghiền khác nhau.
II. Các kỹ thuật làm giảm kích thước tiểu phân
2.1 Phương pháp kết tủa khi thay đổi dung môi
Phương pháp này còn có tên khác là phương pháp từ dưới lên, thường được áp dụng khi sản xuất nguyên liệu siêu mịn( tiểu phân nano vi tiểu phân, micronised powder). phương pháp này thường được tiến hành bằng cách hòa tan dược chất vào một dung môi thích hợp, sau đó thêm vào một dung môi khác trộn lẫn được trong dung môi cũ nhưng không hòa tan dược chất, dược chất sẽ bị kết tủa lại. Kích thước tiểu phân thu được phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
+ thành phần và nồng độ dung dịch
+ Tốc độ khi thêm dung môi thứ hai
+ Tốc độ khuấy trộn, thường phải khuấy ở tốc độ cao
+ Nhiệt độ( nhiệt độ thấp quá thường kết tủa xảy ra nhanh hơn)
2.2 Phương pháp dùng lực cơ học
2.2.1 Đặc điểm của quá trình
Đó là quá trình sử dụng lực tác động vào khối chất rắn làm vỡ thành các tiểu phân, thường được gọi là quá trình xay hay nghiền. Sự biến dạng của các tiểu phân chất rắn phụ thuộc vào độ lớn lực tác động. Qúa trình này phức tạp và bị chi phối bởi nhiều yếu tố:
- Khi lực tác động nhỏ thì chất rắn sẽ bị biến dạng đàn hôì
- khi lực tác động lớn hơn thì chất rắn sẽ bị biến dạng dẻo
- khi lực tác động quá một ngưỡng nào đó thì chất rắn sẽ bị gãy
Giới hạn áp lực gãy vỡ của mỗi chất là khác nhau, thực tế thì chúng thay đổi nhiều vì chỉ cần một vết rạn nứt trong một tinh thể của chất rắn cũng là nguyên nhân làm giam lực tác động lên quá trình gãy vỡ. Khi nguyên liệu được nghiền càng mịn thì hiệu suất của quá trình giảm do giảm số vết nứt trong cấu trúc và giảm cơ hội va đập của tiểu phân.
Có thể phân loại thành 2 quá trình theo thể chất của vật liệu cần xay
- Xay khô: Vật liệu cần xay tồn tại ở thể khô
- Xay ướt: Vật liệu cần xay được hòa tan trong một dung môi, qua trình nay thích hợp cho sản xuất điều chế hỗn dịch và xay các nguyên liệu dễ bị vón cục.
Nhược điểm của phương pháp này là khả năng nhiễm bẩn từ các thiết bị xay cơ học, qua trình này càng kéo dài thì khả năng này càng cao
2.2.2 Các loại thiêt bị lọc( còn tiếp)