1) Nuôi con bằng sữa mẹ
“Sữa mẹ là thức tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”- Điều này rất đúng, trong sữa mẹ chứa rất nhiều các chất cần thiết cho trẻ không những vậy nó còn cung cấp các yếu tố giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.Chính vì vậy, việc nuôi con bằng sữa mẹ là rất cần thiết cho trẻ nhất là trẻ trong 1 năm đầu, hơn nữa nó còn tạo điều kiện để đứa con có nhiều thời gian gần gũi mẹ,và ngược lại.Chúng ta nên thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền để cung cấp các kiến thức về tác dụng của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ và khuyến khích các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, trong đó cần nhấn mạnh vào việc:
o Cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
o Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt nhất là trong nửa giờ đầu sau khi sinh
o Nên cho trẻ bú trong 1-2 năm đầu.mặc dù càng về sau lượng sữa càng giảm nhưng vẫn bổ sung các chất dinh dưỡng và các kháng thể,vì vậy kéo dài thời gian bú là cách nâng cao chất lượng bữa ăn bằng nguồn dinh dưỡng tự nhiên
o Cho trẻ bú không cứng nhắc theo giờ mà theo nhu cầu của trẻ.tuy nhiên,đối với trẻ mới sinh còn chưa có phản xạ đòi bú và dạ dày của trẻ còn nhỏ thì nên cho trẻ bú 2-3 h/lần để tránh gây hạ đường huyết cho trẻ
o Hướng dẫn chế độ ăn, chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho các bà mẹ và các thành viên trong gia đình để giúp cho bà mẹ có đủ sữa.
2) Cho trẻ ăn bổ sung một cách hợp lý
Từ tháng thứ 7 trở đi do nhu cầu cho sự phát triển của trẻ tăng lên nên sữa mẹ không còn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiêt nữa.Chính vì vậy, từ tháng này cần cung cấp thêm cho trẻ các chất dinh dưỡng bằng thức ăn nhân tạo nhưng vẫn phải bú sữa mẹ.
Khi cho trẻ ăn bổ sung cần lưu ý:
o Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm(trước 4 tháng), do hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện nên chưa thể tiêu hóa được hết thức ăn dễ gây chướng bụng, rối loạn tiêu hóa cho trẻ
o Khi cho trẻ tập ăn dặm thì cần theo nguyên tắc là cho ăn dần từ ít tới nhiều, từ lỏng tới đặc,mỗi lần chỉ cho trẻ ăn thêm một loại thức ăn mới
o Cần thực hiện tô màu bát bôt cho trẻ bằng cách cung cấp đủ các loại thức ăn trong ô vuông thức ăn.Các thực phẩm cung cấp chất đạm như tôm, tép, thịt, trứng ,cá,lạc và các loại đậu đỗ.Các thực phẩm cung cấp vitamin và muối khoáng là các loại rau xanh hoa quả, đặc biệt là các loại rau có màu xanh thẫm rau ngót , rau dền và các loại quả củ như đu đủ, xoài,cà rốt, gấc.đồng thời, cũng cần cho thêm các loại dầu mỡ bơ để tăng năng lượng
o Cần chế biến sao cho đa dạng các loại thức ăn để thay đổi mùi vị giúp trẻ ăn ngon miệng.
o Đảm bảo chế biến hợp vệ sinh,dụng cụ nấu ăn phải sạch sẽ, các thực phẩm phải tươi rõ nguồn gốc giúp trẻ phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, giun sán.
3) Tiêm chủng mở rộng cho trẻ đúng thời gian và đầy đủ
Việc tiêm chủng giúp cho trẻ phòng chống được rất nhiều bệnh như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, sởi, viem gan b, bại liệt…không những thế nó còn giúp làm giảm tỉ lệ tử vong đồng thời nó còn hạ thấp được tỉ lệ suy dinh dưỡng tai cộng đồng.
Các loại vaccin phòng chống tiêu chảy, phòng các bệnh đường hô hấp làm giảm tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn của trẻ từ đó góp phần cắt đứt vòng xoắn bệnh lý suy dinh dưỡng và nhiễm khuẩn.
Với việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng của trẻ giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất và tinh thần đồng thời phòng tránh được rất nhiều bệnh tật và giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.