Đặc điểm dịch tễ học của béo phì
Hiện nay,cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và quá trình hiện đại hóa,sự giao lưu văn hóa là sự tăng nhanh của rất nhiều bệnh lý về chuyển hóa, tim mạch… trong đó có bệnh béo phì.Tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao ,và ở thành thị gặp nhiều hơn ở nông thôn do chế độ ăn nhiều đồ ăn nhanh,thức ăn có chứa nhiều năng lượng mà lười vận động thể lực.Theo ước tính năm 2014, cả thế giới có khoảng 1,9 tỷ người bị thừa cân tương đương với 39% tổng dân số trên thế giới, trong đó có 600 triệu người bị béo phì.Ở Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân béo phì vào khoảng 25% dân số.Ngày nay với sự thay đổi của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao thì vấn đề béo phì ở người trưởng thành đang càng trở nên là một thách lớn trong chương chăm sóc sức khỏe của mọi quốc gia.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO năm 1998, đã đưa ra bảng phân loại thừa cân, béo phì theo chỉ số khối cơ thể (BMI).Dựa vào đó để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành.Ngoài theo dõi BMI ra chúng ta còn phải theo dõi thêm tỷ số vòng bụng/ vòng mông. Khi nam có tỷ số vb/vm >0,9 và nữ >0,8 nguy cơ về các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường tăng lên rất rõ.Đồng thời dựa trên nguyên lý sinh học ta có thể đo được tỷ lệ mỡ của cơ thể bằng cân tanita: nam>25%, nữ >30%là béo phì.
Bảng phân loại thừa cân, béo phì
Phân loại | Chỉ số khối cơ thể BMI của người châu âu(WHO-1998) | Chỉ số khối cơ thể BMI của người châu á (IDI and WPRO-2000) |
Nhẹ cân Bình thường Thừa cân Tiền béo phì Béo phì độ I Béo phì độ II Béo phì độ III |
<18,5 18,5-24,9 >=25 25-29,9 30-34,9 35-39,9 >=40 |
<18,5 18,5-22,9 >=23 23-24,9 25-29,9 >=30 |
Ta có BMI được tính theo công thức: BMI= cân nặng/( chiều cao x chiều cao)
Nguyên nhân của béo phì : là do mất cân bằng năng lượng đưa vào và sử dụng.
- Chế độ ăn các thực phẩm giàu năng lượng, giàu chất béo, đặc biệt là mỡ động vật.
- Lười vận động: cùng với các yếu tố ăn uống thức ăn giàu chất béo và gia tăng béo phì là tình trạng giảm các vận động thể lực chủ yếu ngồi xem phim, đọc sách báo,lướt web…
- Yếu tố di truyền:theo một số nghiên cứu thì đa số những trẻ em bị béo phì thì thường có cha mẹ béo phì do có thể cùng đặc điểm sống.Nhưng tuy nhiên nhìn trên phần lớn cộng đồng thì yếu tố này không lớn
- Yếu tố kinh tế xã hội:hiện nay,ở các nước đang phát triển thì tình trạng người giàu bị béo phì cao hơn tầng lớp người nghèo(người phải lao động tay chân nặng nhọc, người đói nghèo). nhưng ngược lại ở các nước phát triển thì xu hướng này lại ngược lại do ở đây không còn tình trạng nghèo đói và họ có nền công nghiệp hiện đại con người dường như không phải lao động nặng bằng tay chân.
- Ngoài ra có một số yếu tố nguy cơ phổ biến, và nếu có từ 3 yếu tố nguy cơ trở lên thì có nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến thừa cân béo phì rất cao
- Tăng huyết áp
- Hàm lượng LDL- cholesterol >4,1 mmol/l
- Hàm lượng HDL- cholesterol <0,9mmol/l
- Đường máu lúc đói 6,1-6,9 mmol/l
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh lý tim mạch
- Nam>45 tuổi và nữ >55 tuổi
- hút thuốc lá
Hậu quả của béo phì:” theo khẳng định của cục y tế dự phòng thì béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh không lây nhiễm”Biến chứng của bệnh rât phong phú và đa dạng tạo nên một hội chứng gọi là hội chứng chuyển hóa.bao gồm:
- Rối loạn mỡ máu
- Tăng huyết áp, tăng nguy cơ tai biến về tim mạch và mạch não
- đau khớp do lắng đọng nhiều các sản phẩm chuyển hóa độc hại như acid uric
- Mắc đái tháo đường túp II,và tăng biến chứng đái tháo đường
- Tăng nguy cơ kháng insulin và tăng insulin máu
- tăng tỷ lệ mắc các bệnh ung thư đại tràng, u phì đại tiền liệt tuyến, sỏi mật
Ngoài ra, người béo phì cơ thể nặng nề, đi lại chậm chập khó khăn,không nhanh nhậy dễ xảy ra tai nạn,.Hơn nữa trong cuộc sống thường mất đi sự thoải mái,người mệt mỏi, thường xuyên đau nhức làm giảm hiệu quả lao động và giảm sức hút về ngoại hình dẫn đến ngại giao tiếp dễ tự kỉ
Vì vậy, mỗi cá nhân cần phải chủ động phòng ngừa thừa cân béo phì cho bản thân gia đình bằng cách xây dựng khẩu phần ăn hợp lý đủ năng lượng cân đối giữa các chất,hạn chế các loại chất béo đặc biệt là các loại chất béo bão hòa,hạn chế ăn đường và muối, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả. Đồng thời thường xuyên tập thể dục ít nhất 150 phút/ tuần đối với người trưởng thành.