Rate this post

Đo và ghi tầm vận động khớp là 1 phương pháp lượng giá chức năng vận động của khớp.

Là phương pháp lượng giá ban đầu cho các trường hợp khiếm khuyết chức năng gây hạn chế vận động khớp.

Tầm vận động của khớp là cung vận động được tạo ra khi 2 bề mặt khớp trượt qua nhau.

Tầm vận động chủ động là tầm vận động được thực hiện nhờ sự co các cơ thuộc khớp đó

Tầm vận động thụ động được thực hiện do lực tác động từ bên ngoài

1.Nguyên nhân gây hạn chế vận động khớp

-các bệnh về khớp

-chấn thương, bỏng

-sẹo dính gây co kéo mô mềm, gân cơ, dây chằng

-yếu cơ, co cứng cơ

-bệnh lí của xương

2.Mục đích

-lượng giá thương tật của cơ quan vận động

-tìm rối loạn chức năng liên quan đến vận động khớp

-xác định tầm vận động của khớp phải thêm vào

-xác định mục tiêu và dụng cụ điều trị

-ứng dụng thiết kế máy móc phù hợp

3.Yếu tố liên quan

-các mặt phẳng và trục:

+mặt phẳng đứng dọc: mặt phẳng đứng chia cơ thể làm 2 phần trái phải, là mặt phẳng chứa cử động gấp duỗi

+mặt phẳng đứng ngang: chia cơ thể làm 2 phần trước sau, chứa cử động dạng, áp

+mặt phẳng nằm ngang: chia cơ thể là 2 phần trên dưới, chứa các cử động xoay

-phân loại các khớp của chi thể:

+khớp bản lề: là khớp cử động tự do trên 1 mặt phẳng, khi cử động chỉ theo 1 hướng khởi đầu, gấp là cử động ra xa vị trí khởi đầu, duỗi là cử động về vị trí khởi đầu

+khớp bán cầu: cử động tự do trên 2 mặt phẳng, bao gồm cử động gấp duỗi, nghiêng trụ, nghiêng quay

+khớp ổ cầu: cử động tự do trên 3 mặt phẳng, bao gồm: gấp, duỗi, dạng, áp, xoay trong, xoay ngoài

4.Nguyên tắc đo

-dụng cụ đo: khớp kế

-nguyên tắc:

Đo theo phương pháp tiêu chuẩn: tư thế giải phẫu mọi khớp đều là 0 độ

Tầm vận động khớp đo phải bao gồm cả chủ động và bị động

Tầm vận động phải so với bên đối diện hoặc với người có chỉ số trung bình

Sự giới hạn ghi từ vị trí khởi đầu đến cuối tầm

Cứng khớp ghi nhận khi mất cử động hoàn toàn của khớp

Đo nhẹ nhàng, ghi đầy đủ, chính xác

5.Quy trình đo

-bệnh nhân tư thế thoải mái

-giải thích rõ để bệnh nhân hiểu và phối hợp

-bộc lộ khớp cần đo và cố định khớp kế cận

-xác định các điểm cố định

-bệnh nhân tự vận động khớp hoặc người đo vận động 1 phần khớp để cảm nhận sự vận động khớp

-cố định thước tại khớp cần đo

-ghi độ ở vị trí ban đầu

-yêu cầu bệnh nhân thực hiện hết tầm vận động

-cố định an toàn phía trên và dưới khớp cần đo và xác định tầm vận động thụ động

-cho khớp về tư thế nghỉ và ghi số độ ở vị trí cuối cùng

*các yếu tố ảnh hưởng:

-tình trạng đau khớp khi cử động

-hiện tượng kháng lại cử động chủ quan hay tự phát do bệnh lí

-sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình đo

-các tình trạng bệnh lí hay thương tật ảnh hưởng đến hệ vận động như tổn thương cơ, khớp, thần kinh…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here