Rate this post

Vàng da xuất hiện ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nồng độ bilirubin trong máu tăng lên,( Bilirubin trên 7mg% hay 119μmol/l là có biểu hiện vàng da trên lâm sàng). Hội chứng này rất hay gặp ở trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ sơ sinh đẻ thiếu tháng trước 36 tuần do gan của trẻ chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin trong máu, ngoài ra nó có thể tiềm ẩn nguy cơ của một bệnh lý khác.

Vàng da ở trẻ sơ sinh là sự biến đổi màu da ở da và củng mạc mắt.Hầu như các trường hợp đều không phải điều trị hoặc phải điều trị thì đáp ứng khá tốt hiếm khi có biến chứng nặng, tuy nhiên khi có biến chứng nặng ,không đáp ứng với điều trị thì có thể gây tổn thương não bộ và có thể gây tử vong

Contents

1.Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh

a/Vàng da sinh lý:thường gặp ở 80-85% các trẻ sơ sinh xuất hiện vào ngày 2-5 đến 7-10 thì tự hết không phải điều trị gì, toàn trạng của trẻ bình thường.Hiện tượng này xảy ra là do gan của trẻ còn chưa hoàn thiện chức năng,hồng cầu vỡ,và tính thấm thành mạch tăng cao.

b/vàng da bệnh lý:

  • Vàng da do tăng bilirubin trực tiếp:
    • teo đường mật bẩm sinh,teo trong và ngoài gan
    • Do các bệnh lý tại gan như viêm gan virut,lao,toxoplasma
  • vàng da do tăng bilirubin gián tiếp:

Do bilirubin được sản xuất quá nhiều:do tan huyêt:bất thường cấu trúc màng hồng cầu(hồng cầu hình liềm, hồng cầu hình bia..),bất thường trong cấu trúc huyết săc tố(β- thalasssemia…), tiêu khối máu tụ do cuộc đẻ,do đẻ non.. thành mạch còn yếu dễ làm hồng cầu vỡ,nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn bẩm sinh,do dùng vitamin K kéo dài…, do bất đồng nhóm máu mẹ con( bất đồng hệ ABO,hoặc hệ Rh)

Nhóm máu mẹ Nhóm máu con
Tan huyết Không tan huyết
0 A.BAB 0
A B.AB 0.A
B A.AB O.B
AB 0 AB
  • Do thiếu hoặc rối loạn chức phận enzym

    2. điều trị

    a/ dùng ánh sáng liệu pháp:

  • Chỉ định:
    • phòng ngừa với trẻ đẻ non hoặc trẻ đẻ ra có cân nặng <1500gram,trẻ có bướu huyết thanh, trẻ ẻ ra bị ngạt có biểu hiện suy hô hấp hoặc ở trẻ có huyết tan nhưng nồng độ birlirubin chưa cao chưa có chỉ định thay máu
    • Điều trị cho trẻ có nồng độ bilirubin >15mg% hoặc bilirubin tăng lên theo thời gian,những trẻ có chỉ định thay máu nhưng cần đợi xét nghiệm hoặc sau khi thay máu cũng cần chiếu đèn
  • Kỹ thuật:
    • Để trẻ nằm trong lồng hấp cởi bỏ quần áo bịt nhưng phải bịt mắt trẻ lại bằng vải đen sau đó dùng đèn chiếu vào( đèn được dùng là đèn có ánh sáng xanh,Λ = 400-600nm,160-220QW), để xa trẻ 60-80cm
    • Chiếu liên tục trong khoảng 24-48h,cứ 5h nghỉ 1 h và thay đổi tư thế cho trẻ 2-4h/ lần
  • tác dụng phụ có thể gặp khi chiếu đèn:sốt, tiêu chảy,nổi mẩn,mất nước, giảm canxi máu…do đó cần cho trẻ bú mẹ từ 10-15ml/kg/24h,hoặc truyền bằng dung dịch glucose10%: 25-30 ml/kg/24h khi có những tác dụng phụ…

b/ Thay máu

  • Chỉ định:khi bilirubin gián tiếp >20mg%(34mmol/l)do bất kì nguyên nhân nào.Cần lưu ý đến ngày tuổi của trẻ,yếu tố nguy có thể có mà xem xét ngưỡng Bilirubin gián tiêp trong huyết thanh
  • Kỹ thuật:Chọn nhóm máu phù hợp với nhóm máu của con và mẹ.lượng máu thay từ 150-200ml/l.Thời điểm thay phụ thuộc vào cân nặng và ngày tuổi.Đường thay là truyền qua tĩnh mạch rốn.Tốc độ :150ml/h,cần cho thêm 150 đơn vị heparin và calci gluconat 2-3 ml khi thay được 100ml.Có thể thay tới khi mà bilirubin <12mg%.
  • Tai biến có thể xảy ra:truyền quá nhanh gây sốc,có thể có máu cục hoặc khí vào trong lòng mạch gây tắc, nhiễm trùng huyết,biến chứng nặng nhất có thể tử vong
  • Sau khi thay máu cần theo dõi và điều trị thêm:Chiếu đèn,truyền dịch ưu trương( glucose 10% x 50ml/kg/ngày) và có thể dùng thêm kháng sinh từ 305 ngày