Rate this post

1. Đặc điểm dịch tễ học:

        Suy dinh dưỡng là tình trạng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng khiến trẻ chậm lớn, chậm phát triển kèm theo đó là thường mắc các bệnh nhiễm khuẩn.Tình trạng này thường gặp nhất ở trẻ 6-24 tháng tuổi-đây là giai đoạn trẻ cần có nhu cầu dinh dưỡng cao để thích ứng với môi trường và sự phát triển của cơ thể.

        Theo những nghiên cứu về tỉ lệ suy dinh dưỡng thì các nước thuộc châu Phi, châu Mỹ la tinh,Đông Nam Á vẫn có tỉ lệ suy dinh  dưỡng rất cao.Không chỉ có tỉ lệ mắc cao mà còn có tỉ lệ tử vong do suy dinh dưỡng cũng cao.Theo báo cáo của UNICEF thì Việt Nam nằm trong số những nước có tỉ lệ SDD trên 30%.Như vậy,ở các nước đang phát triển suy dinh dưỡng vẫn là một trong bốn vấn đề dinh dưỡng liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Đây cũng là một thách thức lớn đối với công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng của nước ta.Mục tiêu giai đoan 2011-2020 là chung tay của cộng đồng để giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng- một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của kinh tế- xã hội.Trong những năm gần đây,SDD thể nặng đã giảm rất nhiều chủ yếu chỉ còn SDD thể nhẹ và vừa,nhưng tỉ lệ SDD thấp còi vẫn còn rất cao-đây chính là hậu quả của thiếu dinh dưỡng kéo dài,và nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ.Ở nước ta, tỉ lệ SDD thể nhẹ và vừa giảm một cách bền vững 36,7% xuống còn 17%, nhưng thể SDD thấp còi gảm chậm từ 38,7% xuống còn 29,6%, tỉ lệ này cao nhất ở vùng núi phía Bắc,Trung Bộ và Tây Nguyên.

2.Nguyên nhân suy dinh dưỡng

 

  • Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con:không cho trẻ bú mẹ, cho trẻ ăn dặm quá sớm,lựa chọn thực phẩm không đủ chất dinh dưỡng và năng lượng hoặc phù hợp với trẻ,cho ăn quá ít lần trong ngày, khi trẻ bị bệnh kiêng quá kĩ ví dụ như bị tiêu chảy không cho trẻ ăn gì chỉ uống nước.
  • Trẻ biếng ăn:có thể do trẻ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh và điều đó đồng nghĩa với việc tiêu diệt bớt vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa khiến trẻ biếng ăn, kém hấp thu.ngoài ra, có thể do khẩu vị không hợp với trẻ làm cho trẻ chán ăn.
  • Do  điều kiện kinh tế gia đình hoặc gia đình sinh quá nhiều con nên không có điều kiện chăm sóc
  • Trẻ mắc các bệnh kí dinh trùng như giun, sán…

3.Thang phân loại trẻ em suy dinh dưỡng theo WHO- 1981: thang phân loại này dựa vào độ lệch chuẩn với ngưỡng -2SD để phân loại SDD cho cả ba chỉ tiêu:

  • Chỉ tiêu cân nặng/ tuổi:Từ dưới -2SD đến -3SD là SDD độ I. Từ -3SD đến -4SD là SDD độ II. Dưới -4SD là SDD độ III
  • Chỉ tiêu chiều cao/ tuổi -2SD là còi cọc
  • Chỉ tiêu cân nặng/ chiều cao dưới -2SD là gầy còm

4. Hậu quả của suy dinh dưỡng

  • Tăng tỷ lệ tử vong  ở trẻ dưới 5 tuổi. theo thống kê có tới 50%tỉ lệ tử vong ở trẻ em có liên quan đến SDD
  • Nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hâp, viêm phổi, các bệnh về tiêu hóa do thiếu các chất dinh dưỡng nên sức đề kháng của cơ thể gảm.đồng thời khi măc các bệnh lý nay trẻ được điều trị bằng kháng sinh nên các vi khuẩn có lợi đã bị tiêu diệt bớt nên làm cơ thể kém hấp thu. điều đó tạo vòng xoắn bệnh lý
  • ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất của trẻ.thiếu dinh dưỡng là chậm phát triển của các hệ cơ xương khển trả chậm lớn
  • Ảnh hưởng đến phát triển tâm thần :trẻ bị thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của não bộ và trí tuệ đồng thời khiến trẻ bị chậm chạp lờ đờ kém giao tiếp và nhận thức

5. Cách phòng chống

  •   Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài từ 18-24 tháng, đồng thời cho trẻ ăn dặm từ 4 tháng trở đi bằng việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ-phối hợp đủ các thực phẩm đủ trong 4 ô vuông thức ăn
  • Cho trẻ ăn những thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh thức ăn sẵn, nấu chín thức ăn để phòng các bệnh giun, sán.
  • Theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho trẻ hàng tháng để phát hiện sớm và ngăn chặn sớm  nguy cơ gây SDD
  • Tránh lạm dụng kháng sinh bừa bãi do nó dễ gây kháng thuốc và tiêu diệt hết các vi khuẩn thường trú có lợi trong đường ruột.

Hãy chung tay vì một thế hệ tương lai khỏe mạnh, và phát triển toàn diện.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here