Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng
Theo số liệu của nhiều cuộc điều tra,WHO ước tính thì có tới 30% dân số thế giới bị thiếu máu và nó thường gặp ở các nước đang phát triển (36%) so với các nước phát triển. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở châu Phi,Nam Á, rồi đến châu Mỹ la tinh.Tình trạng thiếu máu thường xảy ra ở phụ nữ có thai (51%) rồi đến trẻ em(43%)học sinh (37%) nam giới trưởng thành thấp hơn( 18%)
Ở Việt Nam theo điều tra dịch tễ cho thấy:tỉ lệ bị thiếu máu phụ nữ có thai ở nông thôn là 49%( 3 tháng cuối là 51%),tỉ lệ này ở hà nội là 41%( 3 tháng cuối là 49%),tỉ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi khá cao 40-50%,trẻ độ tuổi học đường 10-20% tùy từng vùng.Như vây, đối tượng nguy cơ cao nhất mắc bệnh là trẻ dưới 5 tuổi phụ nữ có thai,điều này có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự phát triển toàn diện về thể chất, sức khỏe, trí tuệ của trẻ và các biến chứng khác nhau cho phụ nữ có thai.
Thế nào là thiếu máu dinh dưỡng?
Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hemoglobin hay giảm khổi hồng cầu trong một đơn vị thể tích máu hay nói cách khác ,hàm lượng hemoglobin hay khối hồng cầu thấp hơn giới hạn bình thường theo lứa tuổi.
Như vậy, thiếu máu dinh dưỡng là thiếu một hay nhiều chất cần thiết cho quá trình tạo máu như sắt,vitamin B12,acid folic,đồng… nhưng chủ yếu là thiếu sắt.
Nguyên nhân của thiếu máu dinh dưỡng là do thiếu sắt
- Lượng sắt hao hụt nhiều mà lượng cung cấp hằng ngày không đủ:mặc dù sắt được tái sử dụng sau khi hồng già bị chết ở lách nhưng hằng ngày vẫn bị mất đi một lượng theo các con đường khác nhau.ví dụ ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, lượng sắt mất trong chu kỳ kinh nguyệt trung bình là 0,4-0,5mg/ngày, ngoài ra còn mất máu qua sinh đẻ, nhu cầu cho sự phát triển của trẻ,dinh dưỡng cho thai nhi của các bà mẹ mang thai tăng lên.
- sự hấp thu cảu sắt giảm do:các chất hỗ trợ hấp thu sắt như vitamin c,các chất giàu protein… giảm,tăng các chất ức chế hấp thu sắt( phytat,tanin), ngoài ra tình trạng sắt trong cơ thể cũng ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt.
Biểu hiện của thiếu máu dinh dưỡng là gì?
- Lâm sàng:
- Người mệt mỏi,mất ngủ, độ tập trung kém, dễ bị kích động, ăn uống kém, chóng mặt,khó thở khi lao động
- Có dấu hiệu “lòng bàn tay nhợt” da xanh, lòng bàn tay nhợt,móng tay có thể có khía,tim đập nhanh
- đối vơi trẻ em có thể có triệu chứng quấy khóc,vật vã, biếng ăn châm lớn, gầy yếu, tóc rụng bạc màu.
- Cận lâm sàng: xét nghiệm công thức máu xem số lượng hemoglobin. Ta có bảng ngưỡng Hb chỉ định thiếu máu theo Tổ chức y tế thế giới
Nhóm tuổi ngưỡng hemoglobin (g/100ml) trẻ em từ 6 tháng- 6 tuổi <11,0 trẻ em 6 tuổi-14 tuổi <12,0 Nam trưởng thành <13,0 Nữ trưởng thành <12,0 Nữ có thai <11,0
mức độ thiếu máu: thiếu máu nặng Hb<70 g/l, thiếu máu vừa Hb 70-100g/l, thiếu máu nhẹ 100-110 g/l
Hậu quả của thiếu máu
- Giảm sự phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn vận động:do thiếu máu thiếu sắt làm giảm oxy lên não không những vậy sắt còn tham gia trực tiếp vào sự phát triển chức năng của não bộ. do vậy khi thiếu nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và vận động của trẻ
- Giảm khả năng lao động, học tập,..:do thiếu oxy cung cấp cho các cơ quan hoạt động.Lúc đầu khi mới thiếu máu tim sẽ tăng co bóp để cung máu đến các cơ quan nhưng khi thiếu máu nặng lên tim làm việc quá sức sẽ dẫn đến nguy cơ bị suy tim,khó thở, tức ngực,
- Giảm sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân vi khuẩn:khi thiếu máu dinh dưỡng ngoài giảm chất lượng hồng cầu còn làm giảm chất lượng bạch cầu từ đó làm giảm khả năng tạo kháng thể và khả năng thực bào tác nhân xâm nhập vào cơ thể.Điều này làm cho cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng
- Tăng nguy cơ sinh non,tử vong cho thai nhi và bà mẹ dễ bị mắc bệnh.
- giảm phát triển thể lực
Các biện pháp phòng chống
- Cải thiện chế độ ăn: Cần cung cấp đầy đủ năng lượng và các thực phẩm giàu sắt như thịt cá,rứng, đậu đỗ, rau xanh.Bổ sung thực phẩm giàu vitamin c:cam, bưởi , táo, các thực phẩm lên men( dưa chua,dưa cà) giúp tăng cường hấp thu sắt.Đồng thời giảm lượng tanin và acid phytic trong thực phẩm
- Bổ sung viên sắt nên uống trước bữa ăn từ 30-60phut và tăng cường chế độ ăn giàu vitamin c và giàu protein.liều cho phụ nữ co thai 60mg sắt nguyên tố và 250mcg folat mỗi ngày,trẻ em trước tuổi đi học nên cho đợt ngắn 2-3 tuần 30mg Fe/ngày hoặc uống dạng nước vài ba lần mỗi năm,đối với học sinh cũng nên uống đợt ngắn 30-60mg Fe/ngày tùy theo tuổi và trọng lượng. Chú ý những tác dụng phụ của sắt như khó chịu, đau thượng vị, buồn nôn, táo bón, ỉa lỏng,…
- Phòng chống mắc nhiễm các bệnh ký sinh trùng và vệ sinh môi trường
- Tẩy giun định kì 6 tháng/lần.ăn chín uống sôi.