thực phẩm bổ sung sắt
Rate this post

Thiếu máu thiếu sắt hay còn gọi là thiếu máu dinh dưỡng là một bệnh khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu máu đó là phụ nữ có thai cho con bú hay trong thời kì sinh đẻ , trẻ em lứa tuổi đang lớn do nhu cầu cao…

I. Nguyên nhân gây thiếu máu dinh dưỡng

Lượng sắt hao hụt lớn trong khi khẩu phần ăn cung cấp thiếu . Mặc dù cơ thể rất tiết kiệm sắt bằng cách tái sử dụng từ hồng cầu thoái hóa tuy nhiên hàng ngày vẫn có một lương sắt mất đi theo phân nước tiểu hoặc mồ hôi , phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ hàng tháng còn mất đi một lượng sắt trong chu kì kinh nguyệt vào khoảng 0,4-0,5mg một ngày. Vì vậy tổng lượng sắt mất đi của đối tượng này mỗi ngày vào khoảng 1,25mg. Ngoài ra đối tượng phụ nữ có thai cũng cần sắt để cung cấp cho thai nhi và tăng khối lượng máu của mẹ với nhu cầu vào khoảng 1000mg. Nhu cầu đó tập trung vào các tháng giữa và cuối lên tới 6,3mg / ngày

thiếu các nguyên liệu trong quá trình tổng hợp nên các tế bào máu đặc biệt là sắt và acid folic…

– Mắc các bệnh nhiễm khuẩn hay kí sinh trùng là mất máu rỉ rả như giun móc…

– Nguồn sắt trong thức ăn không được cơ thể hấp thu : sắt ở dạng hem có tỉ lệ hấp thu khoảng 20-30% , sắt không hem được hấp thu kém hơn chúng có mặt trong các loại ngũ cốc rau củ và các loại hạt. Tùy theo sự có mặt của các chất hỗ trợ và ức chế trong khẩu phần ăn. Các chất hỗ trợ hấp thu sắt là vitamin C và các chất giàu protid. Các chất ức chế hấp thu sắt là phytat và tanin , ngoài ra tình trạng sắt trong cơ thể cũng ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt

II. Chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt

1 Triệu chứng lâm sàng

  • mệt mỏi , đau đầu , hoa mắt chóng mặt
  • mất ngủ dẫn đến thay đổi tính tình , năng suất lao động giảm
  • da xanh , niêm mạc nhợt , lòng bàn tay nhợt biểu hiện của tình trạng thiếu õy
  • thiếu máu làm tăng nguy cơ đẻ non , tăng tỷ lệ mắc bệnh của cả mẹ và con

2. Triệu chứng cận lâm sàng

– Chẩn đoán có giá trị nhất dựa vào lượng huyết sắc tố hay hematocrit

– Ngưỡng Hb (g/100ml)  được quy định là thiếu máu theo WHO như sau

  • trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi <11
  • Trẻ em từ 6 tuổi đến 14 tuổi <12
  • Nam trưởng thành <13
  • Nữ trưởng thành <12
  • Nữ có thai <11

– Ferritin huyết thanh phản ánh dự trữ sắt trong cơ thể , bình thường là 70 mcg/l ở nam và 35 mcg/l ở nữ , nếu dưới 12 mcg/l được coi là thiếu dự trữ sắt

– Transferin giảm khi dự trữ sắt giảm mà vẫn tiếp tục thiếu máu giảm xuống còn khoảng 15-30%

III. Phòng chống thiếu máu thiếu sắt

1. Bổ sung viên sắt cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao

– Liều dùng : phụ nữ có thai ngày 2 viên (trong đó có 60mg sắt nguyên tố và 250 mcg folat )vào ngày khám thai đầu tiên và duy trì đến trước đẻ

  • Trẻ em dưới 1 tuổi chủ yếu lấy từ sữa mẹ và cần có chế độ ăn bổ sung hợp lý
  • Trẻ em lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo nên cho thành từng đợt ngắn 2-3 tuần , mỗi ngày 30mg sắt nguyên tố dạng viên hoặc dang nước vài ba lần mỗi năm
  • Học sinh :tỷ lệ thiếu máu ở lứa tuổi này thường thấp hơn tuy nhiên vẫn nên bổ sung 30-60mg sắt nguyên tố hàng ngày trong 2-3 tuần mỗi năm 2-3 đợt

2. Cải thiện chế độ ăn

Trước hết khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ năng lượng và các thực phẩm giàu sắt như các thức ăn nguồn gốc động vật hoặc các loại đậu đỗ. Cần bổ sung thêm các chất tăng cường hấp thu sắt đặc biệt là vitamin C từ rau quả , giảm các chất ức chế hấp thu sắt bằng cách sử dụng các loại thực phẩm nảy mầm hay lên men tự nhiên.

3. Giám sát các bệnh nhiễm khuẩn

Tẩy giun định kì cho trẻ , điều trị tốt các bệnh nhiễm khuẩn , phục hồi dinh dưỡng cho người bệnh trong và sau khi mắc bệnh .

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here