Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi đường mật
Triệu chứng học riêng của bệnh sỏi mật
1. Thể theo triệu chứng:
* Thể điển hình: Có cơn đau quặn gan điển hình
– Rất điển hình:
+ Có tam chứng Charcot tái phát nhiều lần
+ Có hội chứng tắc mật ( vàng da, phân bạc, gan to, túi mật to)
– Tương đối điển hình:+Có tam chứng charcot
+Có hội chứng tắc mật không đầy đủ
– ít điển hình:+ Có tam chứng charcot
+ Không có hội chứng tắc mật ở lâm sàng
* Thể không điển hình: không có cơn đau quặn gan điển hình hoặc có
cơn đau quặn gan nhưng thiếu các dấu hiệu khác ( sốt, vàng da )
– Có hội chứng tắc mật ( vàng da, gan to, túi mật to ) nhưng không có cơn đau quặn gan hoặc đau nhẹ HSP.
– Có cơn đau quặn gan điển hình nhưng không có vàng da, khám thấy gan to, túi mật to
Chẩn đoán sỏi mật
1. Chẩn đoán xác định:
1.1. Dựa vào lâm sàng: có 3 tình huống
* Triệu chứng lâm sàng điển hình:
– Có tam chứng charcot
– Có hội chứng tắc mật
– Bệnh tái phát nhiều lần: Có bệnh cảnh lâm sàng nhý trên chẩn đoán đúng sỏi mật 60- 75% ( chung ĐV )
* Triệu chứng lâm sàng không điển hình:
– Có đau quặn gan, không vàng da, không tắc mật
– Hoặc tắc mật nhưng không đau quặn gan.
* Người bị sỏi đến bệnh viện vì cấp cứu, biến chứng:
– Viêm phúc mạc mật: Nhiễm trùng nặng, bụng cứng, vàng da.
– Sốc nhiễm trùng: Sốt, túi mật to, đau.
– Chảy máu tiêu hoá: Nôn máu có hình thỏi một bút chì
– Đau bụng cấp: Đau bụng, nôn, chướng bụng
– Vì đau HSP âm ỉ, rối loạn tiêu hoá không rõ lý do
1.2. Dựa vào xét nghiệm: ( Các trường hợp còn nghi ngờ )
– Lấy dịch mật: ( Cả 3 loại mật A,B,C hoặc trong mật có cặn sỏi )
– Siêu âm thấy sỏi trực tiếp hay hình gián tiếp
– Chụp đýờng mật có thuốc cản quang ( làm khi bilirubin < 30 mcmol )
– Chụp mật ngược dòng
– Soi ổ bụng
– Các xét nghiệm sinh hoá chứng tỏ tắc mật.
Điều trị
1. Điều trị nội khoa:
1.1. Chế độ ăn:
– Kiêng mỡ ( nhất là mỡ động vật)
– Ăn giảm Calo: 2.000 calo/24 giờ
– Uống các nước khoáng, nhân trần, actiso
1.2. Kháng sinh:
Tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ, nếu không có kháng sinh đồ dùng kháng sinh liều cao đánh nhanh, đánh mạnh, chọn 1,2 hoặc 3 trong các thuốc sau:
– Colistin ( viên nén 500.000 UI ) liều 1 viên/10 kg x 7 ngày, liều cao có thể 12.000.000 đv/24giờ
– Cephalosporin ( viên nhộng 500mg ) liều 2g/24giờ, nặng 2-3-4g/24giờ
– Aminocid ( nang trụ 0,25 ) liều 2- 4 lần x 125 – 250mg/24giờ
– Ampixillin ( viên 0,25 ) liều 4-8 viên/24giờ x 7- 10 ngày
– Gentamyxin ( ống 80mg ) liều 1- 2 ống/24giờ tiêm bắp
1.3. Giãn cơ, giảm co thắt:
– Atropin ( ống 1/2mg ) liều 1 ống/24giờ tiêm dưới da
– Spasmaverin ( viên 0,04 ) liều 4 viên/24giờ x 5- 10 ngày
1.4. Thuốc lợi mật:
– Sunfat magie 3-5g/24giờ
– Siro Actiso 30ml/24giờ
– Sorbitol 5g x 2gói/24giờ
1.5. Các thuốc làm tan sỏi:
* Chỉ định:
– Viên sỏi nhỏ dýới 2cm chưa bị can xi hoá, túi mật còn tốt.
– Bệnh nhân không thể mổ được
– Đề phòng tái phát sau mổ
* Thuốc:
– Chenodesoxycholic axid ( BD Chenodex viên 250mg, Chenar viên 200 mg chenofalkchenolite viên 250 mg ) liều dùng: 12- 15mg/1kg/24giờ, dùng 6 – 24 tháng tới 3 năm. kết quả khỏi 50-70% ( 2/ 3 mất sỏi, 2/ 3 nhỏ lại )
– Urodesoxycholic ( BD Delursan 250 mg, Usolvan 200 mg Destolit 150 mg ) Liều 8-12 mg/kg/24giờ trong 6 tháng đến 3 năm. Kết quả tan sỏi 70- 80% ít biến chứng.
Các thuốc tan sỏi có biến chứng: ỉa chảy, Enzym Transaminaza tăng