Rate this post

Phục hồi chức năng là một khái niệm mới hình thành và đang phát triển tại nước ta sau điều trị và y học dự phòng, được coi như bước thứ 3 của y học. Phục hồi chức năng có vai rò vô cùng quan trọng và hữu ích đặc biệt với những người đã mất đi khả năng và thương tật.

Contents

1.Khái niệm

theo thuật ngữ chuyên khoa, phục hồi chức năng được phiên dịch từ thuật ngữ “Rehabilitation” nghĩa là trả lại và đưa về trạng thái ban đầu của nó.

Phục hồi là 1 phương thức sáng tạo bao gồm sự kết hợp của nhiều nỗ lực thuộc các lĩnh vực chuyên khoa khác nhau nhằm giúp người bệnh thuộc đủ các dạng bệnh, đủ loại thương tật tăng tiến tận dụng được những khả nang còn lại đến mức tốt nhất có thể có được về thể chất, tâm lí và xã hội để tự mình thành hữu dụng cho cộng đồng và xã hội.

Phục hồi là quá trình làm giảm thiểu tối đa sự lệ thuộc của người tàn tật bằng cách phát triển khả năng tốt nhất có thể của người bệnh cần cho sinh hoạt và đủ thích nghi với tình trạng bệnh tật của mình.

Phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học, kinh tế xã hội học, giáo dục và các kỹ thuật phục hồi nhằm làm giảm tối đa tác động của khiếm khuyết, giảm chức năng và tàn tật bảo đảm cho người tàn tật hội nhập hoặc tái hội nhập với cộng đồng, có cơ hội bình đăng tham gia các hoạt động xa hội. nhờ đó người tàn tật được hoàn lại sức khỏe và khả năng tự hoạt động cho cuộc sống của mình.

2.Các kỹ thuật phục hồi chức năng

Y học

-thăm khám lượng giá người tàn tật: để phát hiện cấu trúc, chức năng bất thường kết hợp tiền sử bệnh, dấu hiệu thực thể và cận lâm sàng để chẩn đoán hay phát hiện thương tật thứ phát sau điều trị…

-vật lí trị liệu: áp dụng các kỹ thuật, các tác nhân vật lí để phòng bệnh, điều trị và phục hồi chức năng, bao gồm: ánh sáng trị liệu, nhiệt liệu, siêu âm, từ trường…

Ngôn ngữ trị liệu

là 1 chuyên ngành trong hồi phục chức năng chuyên nghiên cứu và giải quyết bệnh lí gây khó khăn về giao tiếp.

Hoạt động trị liệu

Bao gồm: hoạt động sinh hoạt hàng ngày, làm việc nội trợ và gia đình, các hoạt động vui chơi giải trí.

Về giáo dục đặc biệt

-giáo dục chuyên biệt: là loại hình có trường lớp riêng cho từng loại trẻ tàn tật với nguyên tắc, nội dung và phương pháp dạy đặc biệt

-giáo dục hòa nhập: tổ chức cho trẻ tàn tật học tập cùng trẻ bình thường

Dụng cụ chỉnh hình

-dụng cụ chỉnh trực: là dụng cụ như máng, nẹp được sử dụng nhờ ứng dụng hệ thống lực hỗ trợ bên ngoài cho bộ phận cơ thể bị yếu

-dụng cụ giả: là dụng cụ thay thế 1 phần cơ thể mất đi hoặc khiếm khuyết

3.Các hình thức phục hồi chức năng

-phục hồi chức năng tại trung tâm

-phục hồi chức năng ngoại viện

-phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

4.Nguyên tắc

-đánh giá khả năng của người tàn tật với cộng đồng

-phục hồi tối đa chức năng bị mất hoặc giảm

-phục hồi chức năng đánh giá cao tính tự lập, lòng tự trọng, quyền bình đẳng của bệnh nhân

-phục hồi chức năng đánh giá người tàn tật là quan trọng nhất