thuốc tiêm
Rate this post

Thuốc tiêm phải vô khuẩn.

Contents

I.Mục đích phải vô trùng hay vô khuẩn thuốc tiêm

-Làm cho chế phẩm không độc.

-Giữ cho chế phẩm được ổn định: nấm mốc, vi khuẩn nhiễm vào thuốc làm đục tủa thuốc,gây hao hụt thuốc.

thuốc tiêm

II.Quy định trong sản xuất

-Nguyên liệu,phụ liệu, dung môi phải vô trùng

-Cơ sở sản xuất phải được xử lý vô khuẩn, đạt độ sạch nhất định, tránh sự ô nhiễm chéo.

-Nhân viên tham gia vào sản xuất phải tuân thủ chế độ vệ sinh đã quy định.

-Lựa chọn phương pháp tiệt trùng chế phẩm đã đóng kín  thích hợp.

III.Các chất sát khuẩn thường dùng

Phenol và dẫn chất

Phenol có tác dụng diệt khuẩn mạnh, ít bị cao su hấp phụ, tác dụng tốt trong môi trường acid.Nhược điểm là dễ bị oxy hóa dưới tác động của ánh sáng, dễ bay hơi qua nút cao su, tương kỵ với các muối sắt.

Clorocresol bị cao su hấp phụ, còn được dùng làm chất sát khuẩn trong thuốc nhỏ mắt

Các alcol

Clorobutanol bị cao su hấp phụ. Hoạt tính sát khuẩn kém khi thuốc tiêm có pH>5, không bền ở pH>6.

Alcol benzylic có tác dụng sát khuẩn, tác dụng gây tê nên giảm đau tại chỗ.Thường dùng cho thuốc tiêm dầu.Bay hơi qua nút cao su

Các dẫn chất thủy ngân hữu cơ

Loại cation(thủy ngân phenyl acetat, thủy ngân phenyl borat, thủy ngân phenyl nitrat) tác dụng tốt trong thuốc tiêm có pH>6. Tương kỵ với muối nhôm,halogen, gây phá huyết, giảm tác dụng của acid amin.

Loại anion(thiomersal, merthiolat) ít gây phá huyết, tan tốt trong nước, tương kỵ với muối alcaloid,muối kim loại nặng, tác dụng tốt khi pH thuốc tiêm lớn hơn 7.

Dẫn chất amoni bậc 4

Benzalkonium clorid tác dụng diệt khuẩn( chất sát khẩn có tính diện hoạt), tác dụng làm tăng độ tan của dược chất ít tan, tăng khả năng thấm qua màng của dược chất. Nhược điểm là bị màng lọc hấp phụ, gây phá huyết, tương kỵ với một số anion.

Các paraben

nipagin, nipasol: chống nấm. Đồng thời phối hợp 2 chất sẽ có tác dụng tốt hơn.

Chú ý:Không dùng chất sát khuẩn cho thuốc tiêm tĩnh mạch liều lớn hơn 15ml, thuốc tiêm truyền, thuốc tiêm vào dịch não tủy,nhãn cầu.