Rate this post

Khai thác tiền sử của trẻ chưa thành niên

Việc hỏi tiền sử phải dựa theo hướng dẫn về các giai đoạn phát triển của tuổi chưa thành niên. Người chưa thành niên có thể không bộc lộ mố quan tâm hàng đầu của mình chừng nào chưa thực sự thiết lập được một mối quan hệ có sự tin cẩn và được đảm bảo. Nên tiến hành một cách sàng lọc tổng quát các ứng xử có ảnh hưởng quan trọng và tổn hại đến sức khỏe tuổi chưa thành niên kể cả hoạt động tình dục, dùng các chất kích thích, dùng phương tiện đi lại, trầm cảm và các biểu hiện tương tự và những thay đổi trong chế độ ăn có khả năng ảnh hưởng đến chứng rối loạn ăn. Phân biệt cho được ranh giới giữa các hành vi gậy nguy cơ chỉ là nhất thời, mặc dù thậm chí nguy hiểm nữa, với các hành vi thực sự bệnh hoạn, là một thử thách không nhỏ. Sự xét đoán này đòi hỏi phải đánh giá các hậu quả của hành vi gây nguy cơ đối với tình trạng sức khỏe và đánh giá động cơ dấn thân vào các hành vi đó và phải quyết định xem liệu sự phát triển nhân cách bình thường có bị tổn hại hay không. Giới nam, các thái độ tích cực trước hành vi rủi ro, thiếu sự giám sát của cha mẹ, tiếp xúc với bạn bè đang dấn thân vào hành vi  và nhiều lần phải thay đổi lớp học, là những yếu tố kết hợp làm tăng chiều hướng dẫn tới các hành vi nguy cơ. Người thầy thuốc phải hỏi thật rõ về các ứng xử cá nhân, tần số và cường độ của chúng. Một hành vi thôi có thể cũng là dấu hiệu báo động một hành vi khác có nguy cơ. Chẳng hạn, sớm lạm dụng ma túy có tương quan với hoạt động tình dục sớm. Thường thì các trẻ chưa thành niên không muốn thổ lộ hành vi hiện thời của mình nên người thầy thuốc có thể hỏi về hành vi nói chung có khả năng gây nguy cơ của các bạn cùng trang lứa. Các dấu hiệu thực thể đi kèm các hành vi có nguy cơ tương tự các dấu hiệu và triệu chứng ở người lớn, song hậu quả về mặt ứng xử của các hành vi nguy cơ có thể nặng nề hơn đối với người chưa thành niên, kể cả các xung đột gia đình nhiều hơn, học tập bê trễ, các quan hệ trang lứa và các hoạt động dại dột và những thay đổi trong các hoạt động ngoại khóa.

Tiền sử tiêm chủng cần được xét duyệt lại. Các trẻ chưa thành niên trước đây đã được tiêm chủng mà chưa tiêm chủng nhiều đợt trước 5 tuổi thì cần phải được tiêm phòng bổ sung. Đợt tiêm chủng này có thể kết hợp nhiều loại vacxin. Các trẻ nào chưa được tiêm chủng bao giờ cả và kể cả những trẻ không rõ đã được tiêm chủng hay không thì cần được tiêm chủng loạt 3 mũi bạch hầu-ho gà-uốn ván và loạt hai mũi sởi- quai bị-rubeon. Nên tiêm vacxin viêm gan B cho các trẻ chưa thành niên đang hoạt động tình dục.

Việc thăm khám thực thể và tiến hành thử nghiệm labo phải xuất phát từ những điều than phiền nói chung và dấu hiệu thực thể đi kèm của các hành vi nguy cơ.