Rate this post

Háu ăn tâm lý là một trong những rối loạn ăn uống thường gặp của tuổi chưa thành niên.

Háu ăn tâm lý được chẩn đoán dựa vào các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn chẩn đoán háu ăn tâm lý theo DSM – III – R

  1. Những đợt hồi quy ăn nhậu lu bù (tiêu thụ nhanh một lượng lớn thực phẩm trong một thời kì bệnh)
  2. Một cảm giác thèm khát không kiềm chế nổi trong một bữa nhậu
  3. Con người luôn tự gây nôn, dùng các thuốc nhuận tràng, các thuốc lợi tiểu, ăn khem hoặc ăn chay, hoặc luyện tập tích cực để đề phòng tăng cân
  4. Có từng đợt một hoặc hai bữa nhậu trung bình mõi tuần, ít nhất trong ba tháng.
  5. Luôn luôn lo lắng về thể trọng và ngoại hình.

Tỉ lệ xuất hiện tình trạng háu ăn tâm lý chừng 2 đến 5 phần trăm trong số các trẻ nữ và một phần trăm trong số các trẻ nam chưa thành niên. Từng cá nhân mỗi trẻ có thể xuất hiện vừa chán ăn vừa háu ăn tâm lý đồng thời hoặc luân phiên giữa hai hội chứng này. Nguyên nhân của tình trạng này đến nay chưa được nghiên cứu rõ ràng. Những trẻ chưa thành niên nào bị nhẹ thì có thể vẫn thực hiện các hoạt động sinh hoạt và có thể trọng đang trong giới hạn bình thường, còn những trẻ khác thì bất lực vì ăn nhậu liên miên, uống thuốc xổ, lạm dụng ma túy,thậm chí còn có ý định tự sát hoặc đã thực hiện hành vi tự sát.

Điển hình là những trẻ nữ ở thời kì giữa hay cuối thời kì của tuổi chưa thành niên bắt đầu có hành vi háu ăn (sử dụng các thuốc xổ, gây nôn, hoặc các thuốc lợi tiểu, luyện tập quá mức, ăn nhậu lu bù …) để làm sụt cân. Những lời than phiền các bác sĩ thường gặp là cơ thể mệt mỏi, người bự ra, ngủ không ngon, mất tập trung, hay trong trạng thái lơ mơ không tỉnh táo, hoặc kinh nguyệt không đều và xổ mũi hoặc giọng khàn khàn vì nôn nhiều. Phần lớn không thấy dùng thuốc xổ hay ăn nhậu trừ khi hỏi cặn kẽ. Những phát hiện về ngoại hình gồm: hai bên tuyến mang tai bạnh ra, có vết chai hay sẹo xuất hiện trên mu bàn tay vì đã cố ý gây nôn nhiều lần. Men răng có thể bị tiêu đi vì bản chất acid của dịch nôn là dịch dạ dày là chủ yếu, chứa nhiều acid HCl. Viêm thực quản do phản xạ, viêm phổi do hít, và các dị thường điện tim khi ghi điện tim do hạ kali máu có thể xảy ra. Dùng siro ipeca gây nôn cũng có thể gây nên tình trạng nhiễm độc cho tim. Có thể có tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa và tăng hoạt độ men amylase trong huyết thanh. Khi đã chẩn đoán bệnh thì phải giải quyết hậu quả của ăn nhậu và dùng thuốc xổ trước khi tiến hành giải quyết căn nguyên tâm lý, và có thể phải dùng đến cả thuốc trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ chưa thành niên. Việc giải quyết sớm tình trạng háu ăn tâm lý sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, mang đến một tiên lượng tốt hơn trong quá trình điều trị và cả về sự phát triển sau này của trẻ.