Rate this post

Sau phẫu thuật, vấn đề dinh dưỡng cho người bệnh rất cần được quan tâm. Nhưng kể cả khi được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch hay đường tiêu hóa, một số bệnh nhân vẫn có thể gặp vấn đề đáng lo ngại về dinh dưỡng là “Hội chứng nuôi ăn lại” do bệnh nhân suy dinh dưỡng hay phải nhịn đói trong thời gian dài trước đó. Hội chứng này liên quan chủ yếu với tình trạng:

  • giảm Photphate máu
  • giảm Magie máu
  • giảm Kali máu
  • thiếu Vitmin
  • giữ nước

Contents

1.Tình trạng giảm Photphate máu:

Là đặc trưng của hội chứng nuôi ăn lại. Hạ photphate máu <0.3 mmol/l có thể làm suy giảm chức năng thần kinh cơ với rối loạn tri giác, động kinh, tình trạng co cứng hay giảm chức năng cơ xương chủ yếu là yếu và teo cơ. Thiếu photphate cũng gây ra giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu và giảm chức năng bạch cầu. Trên lâm sàng biểu hiện tình trạng lo âu, lú lẫn và cuối cùng là hôn me.

2.Hạ magie và kali máu:

Thường gặp ở bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng. Bệnh nguyên giống tình trạng hạ photphate máu kèm teo rối loạn nhịp và đứng tim do hạ magie và kali huyết tương. Bệnh nhân yếu chức năng cơ, thần kinh và các chức năng khác như yếu cơ, liệt, rối loạn tri giác, suy hô hấp.

Thiếu kali, magie, photphat cũng gây loạn nhịp tim đe dọa tính mạng. Một số bệnh nhân gặp tình trạng mê sảng, động kinh thậm chí là suy hô hấp do yếu cơ hô hấp làm thông khí kém.

3.Thiếu vitamin:

Chủ yếu là thiếu vitamin B1 do bị tiêu thụ nahnh chóng trong chu trình đường phân, gây toan lactic, hậu quả làm mất trí nhớ trong thời gian ngắn.

4.Thừa dịch:

Nuôi ăn lại bằng cacbohydrat có thể làm gỉam bài tiết nước và natri, mở rộng khoang ngoại bào và tăng cân. Hiện tượng này đặc biệt xuất hiện nếu cung cấp quá nhiều natri. Dung nạp dịch kém gay phù, do đó suy tim có thể gặp ở 1 số bệnh nhân có rối loạn chức năng tim hay teo cơ tim do đói kéo dài và trầm trọng.

5.Biến chứng của Hội chứng nuôi ăn lại:

  • Tim: đột tử, rối loạn nhịp, suy tim, huyết áp thấp…
  • Hô hấp: suy hô hấp, khó thở, khó cai máy thở…
  • Thần kinh: mê sảng, dị cảm, liệt, động kinh, co giật…
  • Huyết học: huyết tán, giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng tiểu cầu…
  • Cơ xương: ly giải cơ, đau cơ, yếu cơ hoành…
  • Biến chứng khác: suy thận, toan hóa, nhiễm trùng…

6.Một số cách phòng tránh:

Bước đầu tiên trong phòng tránh là phải đoán trước được nó, từ đó theo dõi các thông số trên cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc có nguy cơ mắc hội chứng.

Trước khi bắt đầu dinh dưỡng cần điều chỉnh thiếu hụt điện giải và hẹ thống tuần hoàn nen được tái lập cẩn thận. Nên truyền 50-250mg B1 đặc biệt khi truyền Glucose. Năng lượng cung cấp nên bắt đầu tối đa khoảng 50% năng lượng dự kiến hoặc bắt đầu 5-10 kcal/kg/ngày, tăng dần sau 1 tuần đến khi đạt được nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày và bênh nhân ổn định về mặt chuyển hóa. Nhu cầu dịch, natri, kali, magie, photphate nên được truyền riêng. Nên bổ sung kali và photphat để ngừa thiếu hụt. Mặc dù đã bổ sung, nên truyền photphat tĩnh mạch ở bệnh nhân có nồng độ photphat thấp từ 40-80 mmol/ngày cùng với magie (8-16 mmol/ngày) và kali (80-120 mmol/ngày) tùy nồng độ trong huyết thanh.