Rate this post

Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Rickettsia orientalis gây ra. Bệnh lây từ súc vật sang người qua trung gian lây bệnh là loài mò nên có tên là sốt mò. Bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là sốt kéo dài, có vết loét ở da, nổi hạch toàn thân và phát ban.

Contents

1.Dịch tễ

-mầm bệnh: Rickettsia orientalis được phân lập lần đầu năm 1891.

Rickettsia orientalis bắt màu giemsa, hình cầu trực khuẩn. dễ bị tiêu diệt bởi thuốc sát trung thông thường và nhiệt độ cao. Chúng có hệ thống men không hoàn chỉnh nên buộc phải ký sinh nội bào, chỉ nuôi cấy được trên tế bào sống.

-nguồn bệnh: ổ chứa trong tự nhiên là các loài gặm nhấm như chuột, nhím, sóc…

-đường lây truyền: lây theo đường máu qua trung gian là ấu trùng mò Trombicula

Mò đẻ trứng dưới nước, trứng thành ấu trùng mò lên ngọn cỏ, chỉ hút máu giai đoạn ấu trùng và chỉ 1 lần trong đời.

-tính chất dịch: thường xảy ra vào mùa mưa, nóng, dịch lẻ tẻ, rải rác

2.Triệu chứng lâm sàng

thể thông thường điển hình

-nung bệnh 1-2 tuần

tại nơi mò đốt có 1 nốt sẩn không ngứa, không đau sau đó thành nốt phỏng nước, xung quanh có quầng tấy đỏ. Khoảng 5 ngày sau nốt phỏng nước vỡ tạo thành vết loét nông bờ sẩn cứng nổi gờ trên da. Vết loét có dịch tiết, hơi ướt, dần dần phủ vảy nâu đen

-khởi phát: từ từ hoặc đột ngột sốt cao 39-4 độ, cơn gai rét hoặc rét run có thể gặp trong 1-2 ngày đầu

-toàn phát: biển hiện các triệu chứng sau:

HC nhiễm trùng nhiễm độc: sốt cao liên tục, kéo dài nếu không điều trị; có nhiễm độc thần kinh: nhức đầu liên tục, đau cơ toàn thân, có thể li bì u ám, đáp ứng chậm

Vết loét là dấu hiệu đặc trưng nhất của sốt mò, có giá trị chẩn đoán. Loét thường ở vùng da non, ẩm như bộ phận sinh dục, nách, bẹn, hậu môn… thường chỉ có 1 vết

vết loét hình tròn hay bầu dục kích thước 1mm-2cm, có bờ đóng vảy đen. sau 2 tuần vảy bong để lại vết lõm màu đỏ tươi, sạch không tiết dịch không hóa mủ

Hạch to: 100% bệnh nhân sốt mò đều có hạch với đặc điểm: viêm hạch khu vực vết loét và viêm hạch toàn thân

Phát ban: gặp khoảng 70% bệnh nhân xuất hiện phát ban cuối tuần 1 hoặc đầu tuần 2 của bệnh, thường là ban dạng sẩn, mọc toàn thân trừ lòng bàn tay, chân, không ngứa.

Triệu chứng khác như viêm cơ tim, tổn thương hô hấp….

-lui bệnh: sau 2-3 tuần sốt giảm dần, để lại miễn dịch bền vững

thể lâm sàng

-thể tiềm tàng tỷ lệ gấp 10 làn thể có biểu hiện lâm sàng, gặp ở người sống từ nhỏ ở vùng dịch

-thể cụt: triệu chứng không điển hình, thường gặp ở người tái nhiễm

-thể nặng có nhiều biến chứng, dễ tử vong

3.Cận lâm sàng

-xét nghiệm đặc hiệu:

Phân lập mầm bệnh: cấy máu trên mô động vật

Huyết thanh chẩn đoán: ELISA, IFA…

-xét nghiệm thường quy: công thức máu, rối loạn chức năng gan, rối loạn chức năng thận…

4.Điều trị

kháng sinh: chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của Rickettsia orientalis. có thể dùng

Doxycyclin 100mg x 2laanf/ngày x 5-7 ngày

Chloramphenicol 30-50mg/kg/24h chia 3-4 lần x 5-7 ngày

-corticoid có thể dùng phối hợp với kháng sinh với liều trung bình, ngắn ngày

-điều trị triệu chứng, biến chứng: bổ sung nước, điện giải, trợ tim mạch, hạ sốt…

Copy ghi nguồn DuocDien.net