Rate this post

Tâm thần phân liệt là một nhóm bệnh có bệnh sinh khác nhau với nguyên nhân chưa được làm rõ, tiến triển bệnh khác nhau và thường gặp trong cộng đồng ngày nay. Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi trẻ <45 tuổi. Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại và bệnh sinh của bệnh.

Contents

1.Lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt

Triệu chứng âm tính

Là thể hiện sự tiêu hao mất mát trong các hoạt động tâm thần sẵn có. Nó thể hiện sự mất tính chất toàn vẹn, tính thống nhất của hoạt động tâm thần, là nền tảng của quá trình phân liệt. Triệu chứng âm tính bao gồm 2 loại chủ yếu sau:

-tính thiếu hòa hợp: biểu hiện tính chất chung là tính 2 chiều trái ngược, tính dị kỳ khó hiểu, khó thâm nhập, tính phủ định và tính tự động.

Thiếu hòa hợp thể hiện trong các mặt hoạt động tâm thần rõ nét nhất trong 3 mặt: tư duy, cảm xúc, hành vi, tác phong.

Tính tự kỷ cũng mang tính chất trên nhưng ở mức độ cao hơn.

-các triệu chứng giảm sút thể năng tâm thần: là giảm tình năng hoạt động, tính nhiệt tình trong mọi hoạt động tâm thần. Biểu hiện cảm xúc ngày càng cùn mòn, khô lạnh, tư duy ngày càng nghèo nàn, ý chí ngày càng suy đổi.

Triệu chứng dương tính

Là những triệu chứng xuât hiện trong quá trình điều trị bệnh. Triệu chứng dương tính rất đa dạng và phong phú, luôn luôn biến đổi, xuất hiện nhất thơi, mất đi hoặc thay thế bằng triệu chứng khác.

Mối liên hệ giữa triệu chứng âm tính và dương tính

Mối liên quan giữa 2 triệu chứng trên tùy thuộc vào độ tiến triển bệnh. Tiến triển càng nặng thì triệu chứng âm tính càng nhiều, cụ thể:

-về tư duy: rối loạn tư duy cả về hình thức lẫn nội dung. Ngôn ngữ của người bệnh thường sơ lược, tối nghĩa, ẩn dụ khó hiểu, lời nói ngắt quãng…

Dòng tư duy có thể nhanh hay chậm, nói 1 mình hoặc không nói thậm chí nói liên hồi.

Hai nét đặc trưng nhất của tư duy là hội chứng tâm thần tự động và hoang tưởng bị chi phối; những cảm giác, suy nghĩ sâu kín như bị người khác lấy mất.

-về tri giác: đặc trưng nhất là ảo thanh bình phẩm về hành vi của bệnh nhân hoặc thảo luận với nhau và phê phán về bệnh nhân, có thể đe dọa, cưỡng bức hay ra lệnh cho bệnh nhân.

Các ảo giác như ảo thị, ảo khứu…ít gặp hơn.

-về cảm xúc: thay đổi cảm xúc xuất hiện sớm, đặc trưng là cảm xúc ngày càng cùn mòn, khô lạnh, người bệnh mất dần tình cảm với người xung quanh.

Cảm xúc trái ngược với nội dung lời nói và hoàn cảnh xung quanh hoặc cảm xúc 2 chiều vừa yêu vừa ghét…

-về tâm lí vận động: đặc trưng là trạng thái căng trương lực biểu hiện bằng 2 trạng thái kích động và bất động xen kẽ nhau.

-rối loạn ý chí: người bệnh mất sáng kiến, mất động cơ, hoạt động không hiệu quả, thói quen mất dần, đời sống ngày càng suy đồi.

2.Cận lâm sàng

Chưa có cận lâm sàng giúp chẩn đoán rõ được bệnh mà chủ yếu chỉ để phân biệt.

3.Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD-10F năm 1992

-tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt hay đánh cắp

-các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động, liên quan đến vận động thân thể hay ý nghĩ, hành vi, tình cảm…

-ảo thanh bình phẩm thường xuyên về hành vi bệnh nhân xuất phát từ 1 bộ phận cơ thể

-hoang tưởng dai dẳng không thích hợp về mặt văn hóa, tôn giáo, chính trị hay siêu năng lực.

-ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, có khi kèm hoang tưởng thoáng qua

-tư duy gián đoạn, hay thêm từ khi nói…

-tác phong căng trương lực như kích động…

-các triệu chứng âm tính như vô cảm rõ rệt…

-biến đối thường xuyên và có tính ý nghĩa về chất lượng biểu hiện như mất thích thú…