Rate this post

Đại cương

Các tetracyclin được phát hiện rất sớm, từ năm 1948, là kháng sinh phổ rộng đầu tiên ức chế hầu hết các vi khuẩn Gram âm, Gram dương và Ricketsisa… nên được sử dụng rọng o rãi cho đến những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là ở các nước đang phát triển. hiện nay, các kháng sinh tự nhiên của nhóm này như tetracyclin, clotetracyclin, oxytetracyclin chủ yếu được sử dụng trong chăn nuôi để điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm và được phối hợp bổ sung với vitamin B12 vào thức ăn trong chăn nuôi có tác dụng kích thích tăng trọng. các kháng sinh tetracyclin bán tổng hợp được dùng rộng rãi hơn để điều trị các bệnh nhiễm trùng như bệnh đau mắt hột, mắt đỏ, viêm giác mạc, viêm phế quản, viêm tiết niệu do lậu cầu.. và đặc biệt để điều trị các bệnh dịch hạch.

Các tetracyclin đều dễ bị đề kháng  (theo số liệu của ASTS – chương trình giám sát quốc gia về tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh – Antibiotic Sensitivity testing studies): ở Việt Nam có 92,9 phần trăm Salmonella typhi, 41,4 phần trăm H. influenza, 87,8 phần trăm Klebsiella pnuemoniae kháng lại thuốc tetracyclin… Cơ chế tác dụng của các tetracyclin là phong tỏa hoạt động của nhiều ezym tham gia vào các quá trình trao đổi chất, ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn (gắn vào đơn vị 30S của riboxom và ức chế chức năng của riboxom là tổng hợp proteon cho vi khuẩn). khi kháng thuốc: vị trí gắn của tetracyclin trên riboxom bị biến đổi do đó tetracyclin không gắn được vào riboxom và mất đi tác dụng.

Công thức cấu tạo và tính chất:

Các kháng sinh nhóm tetracyclin có cấu tạo bộ khung chung chính là octahydro naphtaxenic.

Đặc tính chung của các tetracyclin là bền vững với acid nên dùng để uống được nhưng do có nhiều tác dụng phụ – đặc biệt là tạo phức canxi bền vững làm cho răng bị ố vàng nên bị cấm dùng cho trẻ em dưới 10 tuổi. một số tính chất của nhóm kháng sinh này cần quan tâm trong quá trình chiết xuất là:

  • Tính lưỡng tính: do trong phân tử của các kháng sinh nhóm tetracyclin có chưa nhóm dimetylamino có khả năng tạo muố với caxi và các nhóm hydroxyl có khả năng tạo muối với kiềm hoặc với các ion Ca++, Mg++ (tạo tetracyclinat).
  • Không bền vững với các tác nhân oxy hóa ngay cả với oxy trong không khí. Trong dung dịch kiềm dễ bị oxy hóa thành dẫn chất có màu thẫm.
  • Bị phân hủy bởi ánh sang.
  • Dệ bị đồng phân hóa (do cấu trúc hydro naphtaxenic) trong dung dịch ở pH từ 2,0 đến 6,0 tạo ra epitetracyclin không có tác dụng kháng sinh. Hiện tượng đồng phân hóa xảy ra nhanh hơn ở tetracyclin và clotetracyclin.
  • ở môi trường kiềm hay quá acid (pH lớn hơn 9 hay pH nhỏ hơn 1) các tetracyclin bị khử hoạt tính do tạo thành các dẫn chất anhydro và isotetracyclin.

Có khoảng gần 10 tetracyclin tự nhiên nhưng trên thực tế người ta chỉ sản xuất ở quy mô công nghiệp 4 sản phẩm là clotetracyclin, tetracyclin, oxytetracyclin và demeclocyclin.

Một số kháng sinh nhóm tetracyclin như: tetracyclin, clotetracyclin, oxytetracyclin, demeclocyclin, 6 – dimethyl etracyclin, methacyclin, doxycyclin, minocycline, rolitetracyclin.