công nghệ sinh học
Rate this post

Công nghệ sinh học – Một sự theo đuổi đa ngành

Công nghệ sinh học là sự ưu tiên của qúa  trình theo đuổi đa ngành. Trong những thập kỷ gần đây, nét đặc trưng của sự phát triển khoa học và công nghệ là phương pháp dùng chiến lược đa ngành để đạt được những giải pháp cho các vấn đề khác nhau. Điều này dẫn đến sự ra đời lĩnh vực nghiên cứu đa ngành và cuối cùng sẽ tạo ra những ngành mới với những khái niệm và phương pháp đặc trưng. Kỹ thuật hóa học và hóa sinh là hai ví dụ dễ nhận thấy nhất của những ngành khoa học đã cho chúng ta hiểu sâu sắc quá trình hóa học và những cơ sở hóa sinh của hệ thống sinh học.

Thuật ngữ đa ngành mô tả sự mở rộng về lượng của cách tiếp cận những vấn đề thường xảy ra trong phạm vi một lĩnh vực nhất định. Nó đòi hỏi việc sắp đặt những khái niệm và phương pháp từ một loạt các ngành riêng rẽ và ứng dụng chúng vào một vấn đề đặc biệt của một ngành khác. Trái lại, ứng dụng đa ngành xảy ra khi có sự gặp gỡ các ý tưởng của sự hợp tác nhiều ngành và dẫn đến việc hình thành một ngành khoa học mới với những khái niệm và phương pháp riêng. Trong thực tế, các tổ chức kinh doanh nhiều ngành hầu như được định hướng cố định. Tuy nhiên, khi sự tổng hợp đa ngành thực sự xảy ra lĩnh vực mới sẽ mở ra một loạt nghiên cứu mới.

Công nghệ sinh học đã xuất hiện thông qua sự tác động qua lại lẫn nhau giữa cá phần khác nhau của sinh học và kỹ thuật. Một nhà công nghệ sinh học có thể sử dụng các kỹ thuật như: hóa học, vi sinh học, hóa sinh và tin học . Mục đích chính là sự sáng tạo, phát triển và tối ưu hóa các quá trình trong đó chất xúc tác hóa sinh giữ vai trò nền tảng và không có gì có thể thay thế được. Nhà công nghệ sinh học phải biết hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan như y học, dinh dưỡng học, hóa học, dược học, bảo vệ môi trường và xử lý rác thải. Việc ứng dụng công nghệ sinh học ngày càng cho thấy tính chất phụ thuộc lẫn nhau của khoa học liên ngành, muốn đạt được thành công trong nghiên cứu của ngành mình cần hiểu được ngôn ngữ kỹ thuật của ngành khác, hiểu được tiềm năng cũng như hạn chế của các ngành khác.

Công nghệ sinh học có các yêu cầu cao các kỹ năng về chuyên môn và nghiệp vụ. Biết đầu tư vào việc phát triển ngành công nghiệp này sẽ được hưởng lợi ích lâu dài. Công nghệ sinh học gồm một số lĩnh vực sau:

  • Điều trị học: các dược phẩm dùng để điều trị bệnh cho người bao gồm kháng sinh, vaccin, liệu pháp gen.
  • Chẩn đoán: các kit dùng để xét nghiệm, chẩn đoán trên lâm sang, thực phẩm, môi trường, nông nghiệp.
  • Nông nghiệp, lâm nghiệp, làm vườn: các cây giống mới, động vật, thuốc trừ sâu.
  • Thực phẩm: bao gồm sản xuất thực phẩm, đồ uống, các phụ gia, phân bón.
  • Môi trường: xử lý chất thải, các chất có bản chất sinh học, sản xuất năng lượng.
  • Các hóa chất trung gian: các hóa chất cần thiết cho công nghệ sinh học như enzym, ADN, ADR, các hóa chất đặc biệt.
  • Thiết bị: phần cứng, phần mềm tin học, bình phản ứng sinh học và những thiết bị khác có tính hỗ trợ cho công nghệ sinh học.