Theo y học cổ truyền, chứng suy nhược cơ thể còn được gọi là chứng hư lao
Rate this post
Theo y học cổ truyền, chứng suy nhược cơ thể còn được gọi là chứng hư lao

3. Các bài thuốc chữa suy nhược cơ thể do huyết hư:

Chủ yếu ở hai tạng là tạng tâm và tạng can.

a. Tâm huyết hư: gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau sinh…

  • Triệu chứng: mất ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, hay quên, hoa mắt chóng mặt, sắc mặt vàng nhạt, môi nhạt, lưỡi nhạt, mạch tế nhược.
  • Phương pháp chữa: dưỡng huyết an thần.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: quả dâu chín: 16g, liên nhục: 12g, kỷ tử: 12g, đỗ đen sao: 12g, hà thủ ô: 12g, lá vông: 12g, long nhãn: 12g. Đem sắc uống 1 thang/ngày.

Bài 2: bài “Tứ vật thang gia giảm” gồm: thục địa: 16g, dạ giao đằng: 12g, đương quy: 12g, bá tử nhân: 8g, bạch thược: 12g, táo nhân: 8g, xuyên khung: 12g, phục linh: 8g.

Bài 3: bài “Quy tỳ thang” gồm: hoàng kỳ: 12g, viễn chí: 8g, bạch truật: 12g, long nhãn: 12g, đảng sâm: 16g, táo nhân: 8g, đương quy: 12g, phục thần: 8g, mộc hương: 6g, đại táo: 12g.

Bài 4: bài “Cam thảo thang” dùng khi có tim đập nhanh không đều do ngoại tâm thu gồm: cam thảo: 12g, a giao: 10g, đảng sâm: 16g, gừng: 4g, ma hoàng: 6g, mạch môn: 12g, quế chi: 6g, đại táo: 8g.

Ngoài ra có thể phối hợp cứu tại các huyệt: cao hoang, cách du, tâm du. Châm bổ tại các huyệt: nội quan, thần môn, tam âm giao.

b. Can huyết hư:  gặp ở người già bị xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh, bệnh phụ khoa…

  • Triệu chứng: hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai, phụ nữ bế kinh hoặc kinh ít, mạch huyền tế sác.
  • Phương pháp chữa: bổ huyết dưỡng can.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: bố chính sâm: 40g, hương phụ: 12g, tam thất: 12g, kê huyết đằng: 20g, ích mẫu: 40g. Tất cả đem tán nhỏ uống 20g/ngày hoặc sắc uống với thang liều thích hợp.

Bài 2: bài “Tứ vật thang” gồm: thục địa: 16g, bạch thược: 12g, đương quy: 12g, xuyên khung: 8g. Trong trường hợp bế kinh hoặc kinh ít thì thêm: ích mẫu: 12g, hồng hoa: 8g, hương phụ: 8g.

Bài 3: bài “Nhân sâm dưỡng vinh thang” gồm: đảng sâm: 16g, quế chi: 6g, hoàng kỳ: 12g, bạch truật: 8g, thục địa: 12g, phục linh: 6g, đương quy: 8g, cam thảo: 6g, bạch thược: 12g, ngũ vị tử: 6g, xuyên khung: 8g, viến chí: 8g, trần bì: 6g, đại táo: 12g.

Ngoài ra có thể phối hợp cứu các huyệt: can du, cách du, tỳ du, tâm du, thận du, huyết hải, túc tam lý, tam âm giao.

4. Các bài thuốc chữa suy nhược cơ thể do dương hư:

Chủ yếu gặp ở hai tạng là tạng tỳ và tạng thận.

a. Tỳ dương hư: thường gặp ở người bị rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng mạn tính, loét dạ dày, tiêu chảy mạn.

  • Triệu chứng: gặp trời lạnh dễ đau bụng, đầy bụng, chườm nóng đỡ đau, ăn kém, ỉa lỏng, lạnh người và chân tay, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì.
  • Phương pháp chữa: ôn trung kiện tỳ.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: hoài sơn: 16g, hạt sen: 12g, bán hạ chế: 8g, sa nhân: 8g, vỏ quýt: 8g, cây vú bò: 8g, mạch nha: 8g.

Bài 2: bài “Lý trung thang gia giảm” gồm: đảng sâm: 16g, trần bì: 6g, can khương: 6g, liên nhục: 12g, sa nhân: 6g, trích thảo: 4g, bạch truật: 12g.

Bài 3: bài “Chứng dương lý lao thang” gồm: đảng sâm: 12g, bạch truật: 12g, hoàng kỳ: 12g, đại táo: 12g, trần bì: 6g, ngũ vị tử: 6g, cam thảo: 4g, nhục quế: 4g, gừng: 2g. Trong trường hợp ỉa chảy nhiều thì thêm can khương: 8g, hoặc bắt mạch thấy mạch trầm trì thì thêm phụ tử chế : 8g.

Ngoài ra có thể phối hợp cứu tại các huyệt: tỳ du, thận du, túc tam lý, công tôn, tam âm giao, quan nguyên, khí hải.

b. Thận dương hư: gặp ở người già suy yếu, tiêu chảy mạn, suy nhược thần kinh thể hưng phấn giảm.

  • Triệu chứng: sợ lạnh, chân tay lạnh, đau lưng, di tinh, đi tiểu nhiều lần, ỉa lỏng vào buổi sáng, răng yếu, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì nhược.
  • Phương pháp chữa: ôn bổ thận dương.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: nam đỗ trọng: 20g, kim anh tử: 12g, hoài sơn: 12g, hà thủ ô: 12g, long nhãn: 12g, thục địa: 12g, ba kích: 10g, cao ban long: 10g, khiếm thực: 10g, quy bản: 10g. Tất cả đem sắc uống 1 thang/ngày.

Bài 2: bài “Thận khí hoàn” gồm: thục địa: 16g, sơn thù: 12g, hoài sơn: 12g, trạch tả: 8g, đan bì: 8g, phục linh: 8g, phụ tử chế: 8g, nhục quế: 4g.

Bài 3: bài “Hữu quy hoàn” gồm: thục địa: 16g, lộc giác giao: 12g, đỗ trọng: 12g, kỷ tử: 10g, nhục quế: 10g, sơn thù: 8g, thỏ ty tử: 8g, phụ tử chế: 8g, đương quy: 8g.

Ngoài ra có thể phối hợp cứu tại các huyệt: quan nguyên, khí hải, mệnh môn, thái khê, túc tam lý.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here