Cao huyết áp là một bệnh chứng rất hay gặp trong cuộc sống, và hay thấy nhiều nhất là ở người cao tuổi
Rate this post
Cao huyết áp là một bệnh chứng rất hay gặp trong cuộc sống, và hay thấy nhiều nhất là ở người cao tuổi

2. Chữa cao huyết áp theo phân loại của y học cổ truyền:

a. Thể âm hư dương xung: (tiếp)

Bài 4: nếu thiên về âm hư thì dùng bài “Lục vị quy thược” hoặc “Kỷ cúc địa hoàng hoàn thang”:

– Bài “Lục vị quy thược” gồm: thục địa: 16g, hoài sơn: 12g, sơn thù: 8g, phục linh: 8g, trạch tả: 8g, đan bì: 8g, đương quy: 8g, bạch thược: 8g.

– Bài “Kỷ cúc địa hoàng hoàn thang” gồm: thục địa: 16g, hoài sơn: 12g, kỷ tử: 12g, cúc hoa: 12g, sơn thù: 8g, phục linh: 8g, trạch tả: 8g, đan bì: 8g.

Bài 5: nếu thiên về dương xung thì dùng bài “Long đờm tả can thang gia giảm” gồm: long đờm thảo: 8g, sài hồ 8g, đương quy: 8g, hoàng cầm 12g, chi tử: 12g, trạch tả: 12g, sinh địa: 14g, sa tiền: 16g, cam thảo: 4g, mộc thông: 4g. Sắc uống 1 thang/ngày.

Ngoài ra có thể phối hợp châm tại các huyệt thái xung, thái khê, tam âm giao, dương lăng tuyền, phong trì, nội quan, thần môn. Nhức đầu châm thêm thái dương, bách hội, đầu duy… Hoặc dùng nhĩ châm tại các điểm hạ áp, can, thận.

b. Thể can thận hư:

Thường gặp ở người già, người bị xơ cứng động mạch.

  • Triệu chứng: hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai, hoảng hốt, ít ngủ, hay sợ sệt, yếu lưng gối, miệng khô, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch huyền tế sác. Trường hợp thiên về dương hư thì có biểu hiện mặt trắng, yếu chân gối, đi tiểu nhiều, liệt dương, di tinh, mạch trầm tế.
  • Phương pháp chữa: tư dưỡng can thận, nếu thiên về âm hư thì bổ can thận âm, nếu thiên về dương hư thì ôn dưỡng can thận.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: mẫu lệ: 20g, hà thủ ô: 16g, kỷ tử: 12g, sinh địa: 12g, quả dâu chín: 12g, tang ký sinh: 12g, ngưu tất: 12g, trạch tả: 8g.

Bài 2: trong trường hợp can thận âm hư thì dùng bài “Lục vị quy thược” hoặc “Kỷ cúc địa hoàng hoàn thang”.

Bài 3: trường hợp can thận dương hư thì dùng bài “Kỷ cúc địa hoàng hoàn thang” thêm các thuốc trợ dương như ba kích: 12g, ích trí nhân: 12g, đỗ trọng: 8g. Lưu ý không dùng các thuốc có tính cay nóng như nhục quế, phụ tử chế…

Ngoài ra có thể phối hợp châm bổ tại các huyệt thái khê, tam âm giao, thận du, can du, huyết hải. Trường hợp dương hư có thể cứu thêm huyệt quan nguyên, khí hải, mệnh môn.

c. Thể tâm tỳ hư:

Thường gặp ở người già, ngườii bệnh có kèm theo loét dạ dày tá tràng hoặc viêm đại tràng mạn.

  • Triệu chứng: mệt mỏi, ăn ngủ kém, hoa mắt chóng mặt, da khô, đi ngoài phân lỏng, sắc mặt trắng, rêu lưỡi nhạt, mạch huyền tế.
  • Phương pháp chữa: kiện tỳ, bổ huyết an thần.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: bạch truật: 16g, ý dĩ: 16g, hạt sen: 16g, hoài sơn: 16g, hạt muồng: 12g, ngưu tất: 12g, đảng sâm: 12g, xương bồ: 8g, tâm sen: 8g, đăng tâm: 4g.

Bài 2: bài “Quy tỳ thang gia giảm” gồm: bạch truật: 12g, đảng sâm: 12g, táo nhân: 12g, long nhãn: 12g, ngưu tất: 12g, tang ký sinh: 12g, đương quy: 8g, viễn chí: 8g, hoa hoè: 8g, hoàng cầm: 8g, mộc hương: 4g.

Các bài thuốc cổ truyền chữa bệnh cao huyết áp

Ngoài ra có thể châm bổ tại các huyệt tam âm giao, túc tam lí, huyết hải, nội quan, thần môn…

d. Thể đàm thấp:

Thường gặp ở người cao huyết áp có thể trạng béo phì, cholesterol máu cao.

  • Triệu chứng: thể trạng béo mập, ngực sườn đầy tức, lợm giọng, buồn nôn, ăn ngủ kém, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng dính, mạch huyền hoạt.
  • Phương pháp chữa: kiện tỳ trừ thấp hoá đàm.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: thảo quyết minh: 12g, hoè hoa: 12g, hạ khô thảo: 12g, tỳ giải: 12g, rễ cỏ gianh: 12g, ngưu tất: 12g, bán hạ chế: 8g, tinh tre: 8g, trần bì: 6g.

Bài 2: bài “Bán hạ bạch truật thang gia giảm” gồm: bán hạ chế: 6g, cam thảo: 6g, trần bì: 6g, phục linh: 8g, bạch truật: 12g, câu đằng: 16g, tang ký sinh: 16g, hoè hoa: 16g, thiên ma: 16g, ngưu tất: 16g, ý dĩ: 16g.

Bài 3: trường hợp đàm thấp hoá hoả thì dùng bài “Ôn đởm thang gia giảm” gồm: hoè hoa: 16g, tang ký sinh: 16g, hoàng cầm: 12g, long đờm thảo: 12g, trúc nhự: 12g, chỉ thực: 8g, phục linh: 8g, bán hạ chế: 8g, trần bì: 6g, cam thảo: 6g.

Ngoài ra có thể phối hợp châm tại các huyệt thái xung, túc lâm khấp, túc tam lý, phong long, dương lăng tuyền, can du, đởm du…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here