Hội chứng Gullain-Barre hay còn gọi là hội chứng viêm đa rễ và dây thần kinh là một hội chứng tổn thương nhiều dây và rễ thần kinh cấp tính, dịch não tủy có phân ly Albumin-tế bào, nguyên nhân chưa được biết rõ.
Hội chứng này được phát hiện và mô tả vào năm 1916 bởi Gullain-Barre và Strohl.
1.Dịch tễ
Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi 15-50, một số ít xảy ra khi tuổi >50 hoặc người già. Tỷ lệ mắc bệnh trung bình 1,5-2/ 100.000 người.
2.Nguyên nhân
hiện tại chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. nhiều giả thiết cho rằng nguyên nhân do miễn dịch, một số nguyên nhân khác được đưa ra là do nhiễm khuẩn (virut hướng thần kinh), nhiễm độc, dị ứng sau tiêm protein hoặc do rối loạn chuyển hóa.
3.Triệu chứng lâm sàng
-dấu hiệu báo trước: vài tuần trước đó bệnh nhân có thể viêm mũi họng hoặc có tiền sử mới sử dụng vaccin phòng bệnh.
-khởi đầu: không sốt, thường có rối loạn cảm giác chủ quan ở người bệnh. Bệnh nhân có cảm giác kiến bò, tê bì, đau mỏi nhiều nơi…
_giai đoạn toàn phát: bệnh cảnh lâm sàng điển hình của hội chứng thần kinh ngoại biên lan tỏa ngọn và gốc chi, đối sứng 2 bên, có thể đi kèm liệt thần kinh sọ não. Bệnh thường khới phát bán cấp và toàn phát trong 4 tuần đầu của bệnh.
+rối loạn cảm giác: bao giờ cũng có
Thường biểu hiện chủ quan là tê bì, kiến bò, mỏi cơ…
khách quan: giảm cảm giác nông kiểu đi găng đi ủng hay gặp ở chi dưới có kèm rối laojn cảm giác sâu.
+rối loạn vận động bao giờ cũng có.
Ban đầu bệnh nhân có yếu cơ, vận động nặng nề, nhất là khi đứng lên ngồi xuống.
Liệt thường khởi đầu ở 2 chi dưới, lan lên thân người rồi mới đến tay, mặt. Có thể gặp trường hợp liệt thần kinh sọ rồi mới liệt tay và đến chân.
Đặc điểm nỏi bật là liệt mềm, lan tỏa, đối xứng 2 bên.
Liệt thân cơ tùy từng mức độ. Bệnh nhân có thể liệt cơ ở bụng, cơ hô hấp gây suy hô hấp nặng và dẫn đến tử vong.
Có thể gặp liệt các dây thần kinh sọ VII, IX, X, XI…
+rối loạn cơ thắt: bí tiểu tiện, giảm hoặc mất cảm giác đi tiểu.
+rối loạn thần kinh thực vật: bệnh nhân vã mồ hôi, da tái, mạch nhanh, huyết áp tăng…
4.Cận lâm sàng
-xét nghiệm dịch não tủy: phân ly đạm và tế bào có thể xảy ra ngay từ tuần đầu tiên hoặc muộn hơn. Đạm ở khoảng 50mg%. Tuy nhiên lượng đạm không có yếu tố để tiên lượng bệnh.
-điện di protein huyết thanh: 88% có tăng Globuli huyết thanh.
Tìm kháng thể kháng Ganglioside.
-điện cơ: có sự mất myelin gây giảm dẫn truyền thần kinh.
Có thể thấy hiện tượng giật sợi cơ do tổn thương sợi trục.
-công thức bạch cầu: eosinophils tăng.
5.Tiến triển và biến chứng
-tiến triển: tiến tới hòi phục là quy luật tất yếu và là 1 tiêu chuẩn chẩn đoán của bệnh.
Tùy mức độ tổn thương khác nhau mà thời gian hổi phục khác nhau.
_biến chứng: 2 biến chứng nguy hiểm thường gặp là rối loạn hô hấp, rối loạn nuốt và biến chứng khác kèm theo.
6.Điều trị
-thuốc ức chế miễn dịch: corticoid là thuốc đang được sử dụng, tuy nhiên còn nhiều tranh cãi. Có thể sử dụng theo đường nội tủy hoặc đường uống.
Thuốc khác như Azathioprin 2-3mg/ ngày.
-lọc huyết tương: là phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay.
-dùng Immuglobulin miễn dịch tiem tĩnh mạch cũng là biện pháp hữu hiệu.
tổng liều 2g/kg trong 4-5 ngày
-chăm sóc và điều trị triệu chứng kèm theo