Rate this post

Vảy nến là bệnh ngoài da khá phổ biến, gặp ở mọi nơi trên thế giới. Bộ môn da liễu Trường Đại học Y Hà Nội thống kê có khoảng 2% bệnh ngoài da đến khám là vảy nến. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở lứa tuổi 10-30, không phân biệt nam nữ. Đặc điểm lâm sàng chính là phát ban độc dạng, tiến triển mạn tính, tái phát, chẩn đoán thường dễ nhưng điều trị gặp nhiều khó khăn.

1.Căn nguyên và sinh bệnh học

Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa biết chính xác nhưng có 1 số quan điểm về nguyên nhân gây bệnh được đưa ra như sau:

-Xác định được yếu tố HLA có liên quan đến bệnh vảy nến. Người có HLA CW6, HLA B17, HLA B27, HLA B37 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thương

-căng thẳng thần kinh cũng được cho là 1 yếu tố liên quan đến phát bệnh

-vai trò của nhiễm khuẩn, đặc biệt là liên cầu

-rối loạn chuyển hóa trên da

2.Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng cơ năng và toàn thân

Bệnh nhân có thể ngứa nhiều hoặc ít, cũng có trường hợp không ngứa nhưng luôn cảm giác vướng víu khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân vẫn khỏe mạnh như bình thường.

Tổn thương cơ bản

Tổn thương cơ bản của bệnh là dát đỏ trên có phủ vảy trắng

-dát đỏ: dát nổi cao trên mặt da, giới hạn rõ, có màu đỏ hoặc hồng, ấn kính mất màu, bề mặt nhẵn, mật độ chắc; hình thể có thể thay đổi từ hình tròn, bầu dục… với kích thước đa dạng từ vài mm đến vài chục cm.

-vảy trắng: phủ trên mặt dát, khô, mủn và dễ bong, nếu để nguyên trông như giọi nến nhưng cạo thì  vụn ra như bột trắng. Vảy được tái tạo rất nhanh, có thể tính theo ngày.

-cạo theo phương pháp brocq: dùng thìa cùn cạo nhẹ nhàng nhiều lần dần dần từng lớp một sẽ thấy 3 hiện tượng sau:

+vảy nến: vảy bong vụn như bột trắng, hết lớp này đến lớp khác

+màng bong: tiếp tục cạo đến lớp cuối cùng của lớp sừng thì cạo mạnh 1 cái sẽ có 1 màng mỏng, dai, trong suốt bong ra

+giọt sương máu: dưới màng bong là 1 nền da đỏ nhẵn và bóng, có rớm dịch lấm tấm như giọt sương nhỏ

Phương pháp này có giá trị để chẩn đoán phân biệt với những bệnh khác

-số lượng tổn thương nhiều hay ít phụ thuộc từng bệnh nhan, có thể có từ vài đến vài trăm tổn thuong

-tiến triển của tổn thương: thường kéo dài có khi đến hàng năm. Dát có thể mỏng dần hoặc lan rộng ra xung quanh. Khi bệnh thuyên giảm, tổn thương thường để lại vết thâm hoặc vết bạc màu rất rõ. Đó là nơi bệnh dễ tái phát

-vị trí: tổn thương có xu hướng mọc đối xứng. Vùng da nào cũng có thể có nhưng khu trú nhiều nhất và xuất hiện sớm nhất ở các vùng tì đè như khuỷu tay, đầu gối, vùng xương cùng, trán, da đầu và mặt duỗi các chi.

3.Điều trị

-tại chỗ:

Thuốc bạt sừng bong vảy: mỡ Salicilic 3%, 5%

Thuốc khử oxy: mỡ Antharaline 5-10%

Thuốc ức chế miễn dịch: 5-fluouracil 5%

Mỡ corticoid

Chất đồng đẳng vitamin D3

-thuốc toàn thân

Các thuốc an thần, vitamin nhóm A, B, C…

Kháng sinh đề phòng nhiễm khuẩn

Thuốc ức chế miễn dịch

Chỉ dùng corticoid toàn thân cho thể nặng

-chế độ sinh hoạt: kiêng chất kích thích như rượu bia, tránh sang chấn cơ học…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here