Bệnh ghẻ khá phổ biến trong những vùng dân cư đông đúc, nhà cửa chật hẹp, thiếu vệ sinh hay thành dịch khi có chiến tranh, đợt dân di cư, sau hội hè…Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi vùng địa lí. Bệnh đã được biết đến từ thế kỷ XVI nhưng mãi đến năm 1934 mới tìm được ký sinh trùng gây bệnh ghẻ ở người là Sarcoptes scabiei hominis.
1.Căn nguyên và lây truyền
Ký sinh trùng có nhiều loại nhưng chỉ có loại gây ghẻ ở người là Sarcoptes scabiei hominis.
Chúng có hình bầu dục, kích thước khoảng 1/4mm, con trưởng thành màu xám nhạt, có 4 đôi chân, đầu có vòi hút thức ăn. Con cái to hơn con đực, sống trông các đường hầm của thượng bì, nó đào hầm và đẻ trứng ở đó. Mỗi ngày đẻ 3-5 trứng, cả đời đẻ 40-50 trứng. Sau 3-7 ngày, trứng nở thành ấu trùng, chúng lớn thành con trưởng thanh sau 9-21 ngày.
Bệnh dễ lây từ người này sang người khác về đêm do con cái bò ra ngoài. Cái ghẻ không sống quá 4 ngày khi ra khỏi cơ thể người.
2.Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng cơ năng
Ngứa rất thường xuyên, ngứa nhiều về đêm lúc nóng ấm, ngưa có thể gây mất ngủ, ngứa tại nơi tổn thương có thể lan khắp người trừ mặt, da đầu và lưng.
Giai đoạn ủ bệnh
Kéo dài từ 2 ngày đến vài tuần
Tổn thương cơ bản
-mụn nước rải rác, khu trú ở kẽ ngón tay, trước cổ tay, khuỷu tay, phía trước nách, núm vú, quanh thắt lưng, rốn… Ở đàn ông xuất hiện sẩn tròn vài mm đường kính ở quy đầu, ở giữa trợt ra khá đặc biệt gọi là săng ghẻ.
-luống ghẻ là những đường hầm do con cái đục vào da để đẻ trứng, hình nhỏ ngoằn ngoèo, dài 3-15mm màu xám hoặc đen chứa bụi, phân của cái ghẻ. Cuối luống ghẻ là 1 điểm phình to hơn, lấy kim khêu sẽ bắt được cái ghẻ bám trên đầu kim, di động khi để trên mặt kính. Đây là dấu hiệu không phải lúc nào cũng thấy.
-tổn thương kèm theo: vết xước do gãi, trợt tiết dịch, vảy máu, vảy mủ…
3.Tiến triển và biến chứng
-bệnh chưa khỏi được bằng thuốc đặc hiệu
-biến chứng có thể gặp:
+chàm hóa:da tổn thương đỏ nhiều, dát đỏ lan rộng, có sẩn đỏ và có thể có nhiều mụn nước song vẫn phát hiện thấy thương tổn đặc trưng của ghẻ, biến chứng này gặp ở người có cơ địa dị ứng, đặc biệt là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh không được điều trị kịp thời.
+nhiễm trùng: do bội nhiễm vi khuẩn ở những vết xước do gãi, thương tổn là mụn mủ, sẩn mụn hoặc loét trợt trong như viêm da mủ, kèm theo có viêm hạch vùng lân cận.
4.Chẩn đoán xác định
-tổn thương cơ bản: mụn nước khu trú ở những vị trí đặc hiệu như đùi, bẹn, bụng, kẽ ngón tay, bàn tay, bàn chân trẻ em…
-ngứa nhiều về đêm
-có tính chất dịch tễ: trong gia đình, tập thể … của bệnh nhân có người có dấu hiệu tương tự
-nếu thấy luống ghẻ hay khêu được cái ghẻ thì chẩn đoán chắc chắn
5.Điều trị
-cùng điều trị cho tất cả những người mắc trong gia đình, tập thể
-giặt là, phơi quần áo, chăn đệm, đồ dùng
-thời gian điều trị từ 3-4 tuần khi dùng thuốc bôi như DEP…
-các thuốc điều trị ghẻ: mỡ lưu huỳnh 10%, dung dịch DEP…
-phương pháp điều trị: bôi thuốc từ 1-2 lần trong ngày và 1 lần buổi tối
Nếu có biến chứng thì bôi kết hợp dung dịch sát trùng hoặc kem kháng sinh…