Rate this post

1.Định nghĩa và dịch tễ

Bệnh trứng cá là bệnh khá phổ biến hiện nay, gặp chủ yếu ở thanh thiếu niên từ 14-19 tuổi, có thể khởi phát ở thời điểm muộn hơn hoặc phụ nữ ở tuổi mãn kinh.

Bệnh trứng cá có tên Hy Lạp là Almes, sau chuyển thành Acnes để chỉ sự hình thành những tổn thương viêm nang lông tuyến bã kèm theo sự phát triển quá mức của tuyến bã, sự tăng tiết nhiều của chất bã, sự sừng hóa cổ tuyến bã và sự phát triển của vi trùng.

Bệnh có thể liên quan đến yếu tố nghề nghiệp như tiếp xúc với dầu, khoáng chất gây mụn hoặc người trang điểm nhiều…

2.Căn nguyên và sinh bệnh học

-tăng tiết của chất bã: vai trò của nội tiết tố sinh dục Androgen

-sừng hóa cổ tuyến bã: quá trình này chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như yếu tố di truyền, do tăng tiết acid béo tự do trong chất bã và do nội tiết vỏ thượng thận và testosteron.

Qúa trình sừng hóa làm cổ nang lông bị dày dính,lỗ bài tiết của chất bã bị hẹp lại cùng sự tăng tiết chất bã… làm chất bã không đào thải được gây ứ đọng.

-sự phát triển của vi trùng: vi trùng sinh men phân giải chất mỡ và làm tăng sừng hóa cổ tuyến bã.

-rối loạn thành phần chất mỡ trên mặt da

3.Các yếu tố thuận lợi

-thức ăn nhiều dầu mỡ có thể gây thành đợt viêm nhiễm nặng

-nội tiết: ở nữ thường gặp trứng cá mọc trên mặt trước kỳ kinh nguyệt

-yếu tố thần kinh: stress, lo lắng, căng thẳng..

-dùng thuốc hoặc hóa chất…

4.Triệu chứng lâm sàng

Trứng cá là bệnh thông thường hay gặp, đặc biệt bắt đầu ở lứa tuổi dậy thì với các biểu hiện:

-tăng tiết bã nhờn: da nhờn, trơn bóng kèm theo chân lông dãn rộng

-vị trí thường gặp là ở vùng trán, mặt, 2 bên cổ, ngực, lưng

-trứng cá mụn đầu đen hay các điểm đen tương ứng với sự tích tụ chất sừng ở bên trong và do các chất bã cô đặc lại bị oxy hóa

-trứng cá mụn đầu trắng là những chấm nhỏ màu trắng ngà đường kính vài mm dưới da

-sẩn: là tổn thương viêm không nhiễm trùng

-mụn mủ ở nang lông

-các ổ áp xe do vi trùng phá võ tuyến bã gây viêm các tổ chức mô xung quanh tạo các ổ áp xe ở sâu, đau

-sẩn mụn trứng cá thường có nhân trứng cá

5.Các thể lâm sàng

Trứng cá dạng kén

-thường gặp ở đàn ông, tổn thương sâu hơn so với trứng cá thường

-có thể để lại sẹo lỗm

-kết hợp nhiều tổn thương trứng cá, da dầu nhiều, bóng loáng

Trứng cá dạng mạch lươn

Đây là mụn trứng cá dai dẳng, xuất hiện ở tuổi thiếu niên, da mặt nhờn, xuất hiện nhiều tổn thương trứng cá: trứng cá nhân, kén nang lông, mụn mủ…

Trứng cá do thuốc

-tổn thương có tính chất đa dạng: sẩn, mụn mủ

-khởi phát đột ngột

-thuốc có thể gây ra như: thuốc nội tiết, thuốc tránh thai, corticoid…

Trứng cá đỏ

Tổn thương chủ yếu là hồng ban, sẩn, mụn mủ và giãn mạch, da mặt và mũi đỏ

Thường ở trán, mũi, má, cằm…

6.Điều trị

-nguyên tắc:

+không tự ý nặn mụn làm tổn thương cấu trúc da

+không dùng thuốc kích ứng mạnh

+phối hợp thuốc toàn thân và tại chỗ

+ăn giảm chất béo, đồ ngọt

-tại chỗ:

+bôi thuốc làm giảm tiết bã như acnestrol, utraregentan

+thuốc dạng gel như Metrogyl…

+dung dịch như Dalacin…

+bổ sung vitamin A, acid: Isotrex…

-toàn thân: kháng sinh chống nhiễm trùng, thuốc nội tiết, các vitamin nhóm B1,A…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here