thuốc Ibuprofen
Rate this post

Thuốc Ibuprofen

thuốc Ibuprofen

Contents

Dược lực học:

Ibuprofenthuốc chống viêm không steroid( NSAIDs) dẫn xuất từ acid propionic. Ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Cơ chế tác dụng thuốc là ức chế prostaglandin synthetase và do đó ngăn tạo ra prostaglandin, thromboxan và các sản phẩm khác của cyclooxygenase. Ibuprofen cũng ức chế tổng hợp prostacyclin ở thận và có thể gây nguy cơ ứ nước do làm giảm dòng máu và lưu lượng tới thận. Cần phải thật để ý đến điều này đối với các người bệnh bị suy thận, suy tim, suy gan và các bệnh có rối loạn về thể tích huyết  tương.
– Tác dụng chống viêm của Ibuprofen xuất hiện sau khoảng hai ngày điều trị. Ibuprofen có tác dụng hạ sốt mạnh hơn aspirin, nhưng lại kém indomethacin. Thuốc có tác dụng chống viêm tốt và tác dụng giảm đau tốt trong điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên.

Dược động học


– Ibuprofen hấp thu khá tốt ở ống tiêu hóa. Nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tương đạt được sau khi uống từ 1 cho đến 2 giờ. Thuốc gắn rất nhiều với protein huyết tương. Nửa đời của thuốc( t/2) khoảng 2 giờ.  Ibuprofen đào thải rất nhanh qua nước tiểu (1% dưới dạng không đổi, 14% dưới dạng sản phẩm liên hợp)

Chỉ định


Chống viêm và giảm đau từ nhẹ đến vừa: nhức đầu, thủ thuật về răng, đau bụng khi hành kinh, cắt mép âm hộ hay viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên.

Chống chỉ định

– Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Loét dạ dày tá tràng đang tiến triển.
– Quá mẫn với aspirin hay với các thuốc chống viêm không steroid khác (biểu hiện: hen, viêm mũi, nổi mày đay sau khi dùng aspirin).
– Người bệnh bị hen hay co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, tiền sử loét dạ dày tá tràng, suy gan hoặc suy thận (lưu lượng lọc cầu thận dưới 30 ml/phút).
– Người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông coumarin.
– Người bệnh bị suy tim sung huyết, bị giảm khối lượng tuần hoàn do dùng thuốc lợi niệu hoặc  bị suy thận (tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận).
– Người bệnh bị bệnh tạo keo ( nguy cơ bị viêm màng não vô khuẩn. Cần chú ý: tất cả các người bệnh bị viêm màng não vô khuẩn đều đã có tiền sử mắc một bệnh tự miễn).
– 3 tháng cuối của thai kỳ.

(còn tiếp)