AIDS là bệnh suy giảm miễn dịch do HIV gây nên. Nhiễm HIV/AIDS không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh mà còn ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, văn hóa, xã hội. Hiện nay, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS đang có xu hướng gia tăng ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, trở thành hiểm họa cho toàn cầu.
Nhiễm HIV/AIDS có thể gặp ở mọi vùng miền, mọi đối tượng. Người có nguy cơ cao mắc bệnh như đối tượng tiêm chích ma túy, gái mại dâm, quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục đồng giới…
Người nhễm HIV không có biểu hiện lâm sàng trong thời gian dài, tạo ra mối nguy cơ gây bệnh lớn cho cộng đồng.
1.Phương thức lây truyền
-lây truyền qua đường tình dục
-lây truyền qua đường máu
-lây truyền từ mẹ sang con
2.Biểu hiện ngoài da, niêm mạc của nhiễm HIV/AIDS
-biểu hiện của nhiễm virus tiên phát: biểu hiện giống tăng bạch cầu đơn nhân cấp tính như sốt cao, mệt mỏi, vã mồ hôi, ban đỏ dạng sởi ở da xảy ra sau 20 ngày nhiễm virus. Có thể có vẩn, sảy ở lòng bàn tay, chân, loét niêm mạc miệng, sinh dục
Nhiễm trùng cơ hội ở da và niêm mạc
-nhiễm vi trùng:
Nhiễm lậu và giang mai hoặc vi trùng lây truyền qua đường tình dục khác có thể xảy ra đồng thời với nhiễm HIV hay sau nhiễm HIV. Sự liên quan giữa các bệnh này làm nặng nề thêm tình trạng của người bệnh.
Bệnh viêm da mủ: là nhiễm trùng tiên phát hoặc thứ phát ở da, vi trùng xâm nhập qua vết trầy xước ở da gây tổn thương mụn mủ, sẩn mụn…dai dẳng, khó điều trị.
Nhiễm Mycobacteria có thể xảy ra
-nhiễm virus:
Bệnh zona: diễn ra như ở người thường nhưng tính chất nặng hơn nhiều. Bệnh nhân xuất hiện mụn nước to, có khi xuất huyết, rất dễ bội nhiễm…
Bệnh Herpes: có thể ở môi, miệng… làm bệnh nhân rất đau, khó nuốt…
U mềm lây: bệnh do 1 loại virus giống virus đậu mùa gây nên, tổn thương rải rác diện rộng.
Sùi mào gà: do nhóm virus gây u nhú ở người gây nên
-nhiễm nấm:
Nhiễm nấm Candida thường do Candida albical gây nên, thương tổn là mảng trợt niêm mạc có cặn trắng, đôi khi là lắng đọng đóng dày thành mảng.
Nhiễm nấm da: bệnh nấm nông ngoài da với thương tổn lan rộng, đỏ nhiều, ranh giới không rõ, dễ nhiễm khuẩn thứ phát
Nhiễm nấm nông hay nấm sâu
-nhiễm ký sinh trùng khác như ghẻ, trứng cá…
-tổn thương khác như viêm da dầu, bệnh vảy nến, bệnh da dạng vảy cá, loét miệng…
Các khối u ở da
-sarcom Kaposi: rất hay gặp ở bệnh nhân HIV/AIDS
thương tổn cơ bản là dát, cục…màu đỏ hồng riêng rẽ hoặc liên kết với nhau, có ở cả da, niêm mạc và nội tạng. Tổn thương chủ yếu ở tĩnh mạch nhỏ và bạch mạch.
-u lympho ác tính và u lympho không phải Hodgin
-bệnh Hodgin
-các khối u khác như u tinh hoàn, ung thư biểu mô da…
3.Rối loạn miễn dịch và xét nghiệm phát hiện HIV/AIDS
Rối loạn miễn dịch
-giảm tế bào lympho <1500 tế bào/ 1mm khối máu
-giảm số lượng lympho TCD 4
-TCD8 bình thường hoặc hơi tăng
-tỷ lệ TCD4/TCD8 <1
-Globulin tăng và có phức hợp miễn dịch
Xét nghiệm phát hiện HIV/AIDS
-test sàng lọc Determine
-kỹ thuật miễn dịch men
-ký thuật miễn dịch huỳnh quang
-phản ứng miễn dịch kết tủa