cúc hoa
Rate this post

Bài thuốc tang cúc ẩm     ( ôn bệnh điều biện )  

Thành phần của phương thuốc

Theo y dược học cổ truyền Việt Nam bài thuốc tang cúc ẩm bào gồm các vị:

Tang diệp ……12 gr

Liên kiều…….. 16gr

Cát cánh ……..12gr

Hạnh nhân ……..12gr

Cam thảo ………8gr

Đô căn một nhánh

Cúc hoa…….. 12gr

Bạc hà…… 8 g r

Cách dùng của bài thuốc:

          Các vị thuốc trên dùng sắc với nước uống mỗi ngày 1 đến 2 thang.

Công năng của bài thuốc:

          Bài thuốc có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế,hóa đờm, chỉ khái.

Phân tích  bài thuốc:

Trong bài thuốc vị tang diệp, Cúc hoa là chủ dược là vị quân, có tác dụng sơ tán phong nhiệt ở thượng tiêu: Bạc Hà phụ vào làm  gia tăng tác dụng của hai vị trên: hạnh nhân, Cát cánh có tác dụng tuyên phế chỉ khái: Liên kiều có tính đắng, hàn, thanh nhiệt, giải độc: Lô căn có  tính ngọt, hàn, thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khái, Cam thảo: Có tác dụng điều hòa các vị thuốc và kết hợp với Cát cánh thành bài cát căn thang có tác dụng tuyên phế chỉ khái, lơi yết hầu.

tang diệp

Ưng dụng lâm sàng của bài thuốc:

            Dùng để trị viêm đường hô hấp trên, cảm cúm, viêm phế quản thuộc chứng phong nhiệt ảnh hưởng đến phế, gây nên ho sốt. Nếu ho đờm gia  thêm vị Qua lâu, Bối mẫu để thanh phế hoá đờm.

Nếu có đờm nhiều vàng đặc, lưỡi đỏ, rêu vàng gia thêm  Hoàng cầm, đông qua nhân để thanh nhiệt, hoá đờm.

Nếu trong đờm mà  có máu gia  thêm Mao căn, thiên thảo để lương huyết, chỉ huyết, nếu miệng khát gia thêm vị thiên hoa phấn,Thạch Hộc để thanh nhiệt, sinh tân, nếu sốt cao khó thở gia sinh thêm Thạch cao, Tri mẫu để thanh phế vị Ho nhiều khí nghịch gia thêm vị tiền hồ, tô tử, tượng bối, ngưu bàng. Ho đờm, rêu trắng nhờn thì gia thêm “ nhị trần” chỉ xác. Nếu đờm vàng, rêu vàng, lưõi nổi nốt đỏ gia đông qua tử, tang bì, trúc lịch. Bài thuốc Tang cúc ẩm Bài thuốc Tăng dịch thang( Ôn bệnh đều biện) gia thêm vị  tật lê, thảo quyết minh, Hạ khô thảo để trị viêm màng tiếp hợp, đau mắt đỏ có kết quả tốt. Gia thêm vị ngưu bàng, thổ Ngưu tất, Liên kiều trị viêm Amydan cấp

Những điều cần chú ý khi dùng thuốc:

     1, Khi dung bài thuốc này cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả

2, Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, vị Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dung, còn không thì không nên dùng chung.

3, Ngưu tất có tính hoạt huyết tương đối mạnh và đi xuống, là vị thuốc kỵ thai, phụ nữ có thai cần chú ý  dùng thận trọng.

4, Bối mẫu phản vị Xuyên ô, Ô đầu, Phụ tử khi dùng chung có thể phát sinh phản ứng nguy hiểm, vì vậy cần đặc biệt chú ý khi sử dụng.

5, Qua lâu phản vị Xuyên ô, Ô đầu, Phụ tử, Ô uế, Thiên hùng, khi dùng chung có thể phát sinh phản ứng nguy hiểm cần chú ý khi sử dụng.

6, Vị thuốc thạch hộc kỵ Cương tàm, Ba đậu cần chú ý khi dùng.

7, Mao căn là Vị thuốc lợi tiểu mạnh nên kỵ thai, phụ nữ có thai dùng thận trọng

8, Vị thuốc Can khương rất nóng nên kỵ thai, người đang mang thai nên dùng thận trọng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here