Áp dụng lâm sàng của clopromazin
- Chỉ định:
+ Clopromazin được sử dụng làm thuốc an thần trước khi tiến hành phẫu thuật.
+ Dùng trong các giai đoạn hưng cảm của bệnh rối loạn lưỡng cực.
+ Điều trị các chứng nấc khó chữa trị.
+ Dùng trong các trường hợp buồn nôn, nôn.
+ Điều trị bệnh porphyrin cấp gián cách.
+ Dùng cho tất cả các thể tâm thần phân liệt.
+ Điều trị bệnh uốn ván (một thuốc hỗ trợ trong điều trị).
2. Chống chỉ định của clopromazin
+ Người bệnh ngộ độc các barbiturat, các opiat, rượu.
+ Người bệnh có tiền sử giảm bạch cầu hạt, rối loạn máu và nhược cơ.
3. Thận trọng khi dùng:
+ Người bệnh suy tim, suy tuần hoàn có nguy cơ đặc biệt bị các phản ứng không mong muốn của thuốc và cần hết sức thận trọng khi sử dụng clorpromazin cho những người bệnh có nguy cơ loạn nhịp.
Người bệnh bị xơ cứng động mạch, bệnh gan, bệnh thận, co cứng, động kinh cũng dễ bị các tác dụng có hại của thuốc.
Ðối với những người cao tuổi phải giảm liều do có nguy cơ cao bị các tác dụng không mong muốn và thường chỉ dùng từ 1/4 đến 1/2 liều của người trưởng thành.
Các thuốc có tác dụng kháng cholinergic, đặc biệt là có nguy cơ cao gây tác dụng có hại đối với hệ thần kinh trung ương ở người bệnh sa sút trí tuệ và người bệnh có tổn thương não.
4. Thời kỳ mang thai
Dùng clorpromazin và các thuốc an thần kinh khác trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể gây tác dụng có hại về thần kinh cho trẻ sơ sinh như các rối loạn ngoại tháp. Các tác dụng này thường hồi phục, nhưng cũng có thể là rất nặng. Vì nguy cơ đó,cần tránh dùng thuốc an thần kinh ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
5. Thời kỳ cho con bú
Vì clorpromazin bài tiết vào sữa và có khả năng gây các phản ứng có hại nguy hiểm cho trẻ bú mẹ, do đó nếu người mẹ khi dùng thuốc thì nên ngừng cho con bú.
6. Tác dụng không mong muốn (ADR của thuốc)
Các tác dụng không mong muốn của clorpromazin thường phụ thuộc vào liều dùng, thời gian điều trị, chứng bệnh được điều trị. Ngoài ra, ở những người có bệnh về tim, gan, máu thì nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ đó cao hơn.
Các tác dụng không mong muốn của clorpromazin thường biểu hiện trên hệ tim mạch và hệ thần kinh trung ương (TKTW).
+ Thường gặp, ADR >1/100:
Toàn thân có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, hạ huyết áp ( nhất là nguy cơ hạ huyết áp thế đứng và hạ huyết áp nghiêm trọng sau khi tiêm tĩnh mạch), nhịp tim nhanh.
Trên TKTW gây Loạn vận động muộn (sau điều trị dài ngày), hội chứng Parkinson và trạng thái bồn chồn không yên.
Trên nội tiết gây chứng vú to ở đàn ông, tăng tiết sữa.
Trên tiêu hóa gây Khô miệng, nguy cơ sâu răng.
Trên tim gây loạn nhịp.
Trên da gây các Phản ứng dị ứng, tăng mẫn cảm với ánh sáng.
+ Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Trên tiêu hóa gây Chứng táo bón.
Trên sinh dục – tiết niệu gây Bí tiểu tiện.
Trên mắt gây Rối loạn điều tiết.
+ Hiếm gặp, ADR <1/1000, tùy thuộc vào liều lượng và tính nhạy cảm của cơ thể:
Trên TKTW gây Hội chứng thuốc an thần kinh ác tính.
Toàn thân gây các phản ứng dị ứng, bao gồm cả sốc phản vệ.
Trên máu liảm bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, thiếu máu.
Trên hệ inh dục – tiết niệu gây Liệt dương và rối loạn giới tính.
Trên gan gây Viêm gan và vàng da do ứ mật.
Trên hần kinh gây loạn trương lực cơ cấp.
Trên mắt gayy thủy tinh thể mờ, lắng đọng giác mạc sau khi dùng liều cao dài ngày.