TAI BIẾN MUỘN
Nguy cơ nhiễm virus sau truyền máutr
Trước đây, tai biến sau truyền máu chủ yếu là nguy cơ nhiễm vi khuẩn thì giờ đây nguy cơ nhiễm virus lại đứng hàng đầu, nhất là từ khi sử dụng những sản phẩm của máu, huyết tươnghay tế bào, máu đông lạnh hoặc sản phẩm của những người bán máu (quần thể có nguy cơ), hoặc khi quyên máu đa chủng tộc, cũng từ khi só bệnh nhân miễn dịch suy giảm tăng lên được truyền máu tăng lên.
- Viêm gan virus:là một bệnh cảnh lây truyền bệnh viêm gan c từ lâu đã là nguy cơ hay gặp nhất (chiếm 90% số trường hợp viêm gan sau truyền máu). Tần suất viêm gan B giảm đáng kể khi có những biện pháp phát hiện ra kháng nguyên Australia trong máu người cho(HBsAg).
- Nhiễm virus cự bào hoặc CMV:có ở những người được truyền một số lượng lớn máu tươi trong nhiều trươgnf hợp bệnh lý khác nhau. Phòng ngừa bằng cách phát hiện kháng thể kháng CMV.
- Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải hoặc hội chứng AIDS:phòng ngừa lây truyền virus HIV bằng cách phát hiện kháng thể kháng Hrv bắt buộc ở tất cả những người cho máu và phải loại bỏ nagy nếu có.
- Virus HTLV-1:virus này là nguyên nhân gây ra u lympho bào T biến hình, và bệnh tủy xương mạn tính tiến triển (liệt cứng nhẹ vùng nhiệt đới).
- Các virus khác:virus bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn và virus parvovirus
- Vỉ khuẩn: nhất là vi khuẩn Gram âm, loại này có thể sinh sản ngay cả trong sản phẩm máu giữ lạnh và gây ra nhiễm khuẩn huyết nặng khi được truyền cho người khác.
- Những tác nhân lây nhiễm khác: ký sinh trùng sốt rét toxoplasma (lây truyền do truyền bạch cầu của những đối tượng suy giảm miễn dịch), xoắn khuẩn giang mai (hiếm xảy ra), tác nhân gây bệnh babesia, brucella, toxoplasma, giun chỉ, .V…
- do quá tải chất sắt sau khi được truyền nhiều lần những lượng máu lớn.
- xảy ra ở những bệnh nhân mới được truyền máu (trong vòng một vài tuần), test Comb có thể dương tính do trong máu người đã xuất hiện kháng thể của kháng nguyên đó bởi lần truyền máu trước. Trong trường hợp này thì sự không phud hợp về máu sẽ dân đến tai biến muộn truyền máu, xuất hiện 4 đến 14 ngày sau khi truyền máu và có thể giống với trường hợp thiếu máu tan máu tự miễn.
Người ta phân biệt hai kiểu tan huyết liên quan tới tai biến này:
- Tan máu nội mạch: một lượng lớn hemoglobin được giải phóng vào huyết tương, gây ra tổn thương tế bào nhu mô và ống thân, dẫn đến suy thân với thiểu niệu, vô niệu.
- Tan máu ngoại mạch: biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn, Các hồng cầu bình thường sẽ biến đổi thành hồng cầu nhỏ hình cầu-nguyên nhân của dấu hiệu vàng da tan huyết, đi kèm với thiếu máu.
CÁC XÉT NGHIỆM BỔ SUNG
Bảng Huyết đồ của người lớn
Hồng cầu (triệu/pl) | Hemoglobin g/dl | ||
nam giới | 4,6-6,2 | nam giới | 14-18 |
nữ giới | 4,2-5,4 | nữ giới | 12-16 |
Bạch cầu/pl | 4.000-10.000 | ||
BC. hạt trung tính | 1.800-7.000 (45-70%) | Hematocrit % | |
BC. hạt ưa acid | 50-300 (1-3%) | nam giới | 42-52 |
BC. hạt ưa base | 9-50 (0-0,5%) | nữ giới | 40-44 |
Lympho bào | 1.500-4.000 (20-40%) | VGM bằng p3 hoặc Fl | 80-94 |
BC. đơn nhân | 100-500 (3-7%) | CCMH theo % | 32-36 |
Tiểu cẩu/pl | 200.000-400.000 | TGMH bằng pg | 27-31 |
VGM: thể tích trung bình hồng cầu; CCMH: nồng độ trung bình hemoglobin trong hồng cầu; TGMH: hàm lượng hemoglobin trung bình trong hồng cầu. FI: femtolit (đơn vị thể tích bằng 1×10-15lít)