bài thuốc cổ truyền
1/5 - (1 bình chọn)

Bài thuốc tứ nghịch thang ( Thương hàn luận)

Thành phần của bài thuốc

Theo y dược học cổ truyền thì bài thuốc tứ nghịch thang bao gồm các vị:

          Thục Phụ tử 10 – 20gr

          Chích thảo 4 – 8gr

         Can khương 8 – 12gr

Cách sử dụng:  dùng các vị thuốc trên sắc nước uống.

Tác dụng của bài thuốc: Hồi dương cứu nghịch,  ôn trung chỉ tả.

Phân tích bài thuốc:

Bài này là phương thuốc tiêu biểu dùng để hồi dương cứu nghịch. Phụ tử đại tên đại nhiệt, là thuốc chích để hồi dương, trừ hàn, tác dụng đến toàn thân, sức nó nhanh mà không lưu lâu, Can khương ôn trung tán hàn, có tác dụng ở vị tràng, mạnh mẽ và giữ lâu. Cho nên người xưa nói “ Phụ tử chạy mà không lưu, Can khương lưu mà không chạy” hai vị này  phối hợp với nhau thì  tác dụng hồi dương càng rõ rệt. Cam thảo cam hoãn, có tác dụng tư dưỡng âm dịch, có thể hòa hoãn tính mãnh liệt của  Can Khương, Phụ tử, còn bổ trung ích khí, hiệp trợ Khương, Phụ phát huy tác dụng hồi dương cố thoát tốt hơn. “ Thương hàn luận” cấp cứu vong dương, thường dùng bài Tứ nghịch thang làm phương thuốc chủ ứng dụng rất nhiều, nhất là do hạ lợi mà dẫn đến vong dương,phương thuốc này dùng cả Khương, Phụ rất hợp với việc hạ lợi vong dương lại càng thích hợp.

Nếu người bệnh  có biểu hiên mặt đỏ, buồn bực “ chân hàn giả nhiệt”, lúc dùng thuốc này nên uống nguội cho nên gọi là trị hàn để chữa nhiệt, uống mát cho thuốc dẫn, nếu không ngược lại bốc hỏa lên trên, có lúc chảy máu mũi.

Cách gia giảm bài thuốc:

  Tứ nghịch nhân sâm thang, tức là bài này gia thêm Nhân sâm, chữa dương khí suy vi, khí huyết đều hư, rét nhiều mạch nhẹ, gia Nhân sâm để ích khí huyết cho mạch đều hòa, lại gia thêm Thục địa, Đương quy gọi là Lục vị hồi dương âm để chữa do có bệnh nhiệt tính mà âm dịch hao tổn trước, vong dương sau nên trong khí hồi đương cứu nghịch gia thêm Đương  Quy, Thục Địa để hộ tự âm dịch

 

Ứng dụng lâm sang của bài thuốc:

Bài thuốc này  trị các chứng bệnh Thiếu âm dương khí suy kiệt âm hàn nội thịnh sinh ra chân tay quyết lạnh, nằm co sợ lạnh, tinh thần mỏi mệt thích nằm hoặc đại tiện lỏng nước trong, bụng đau lạnh, miệng nhạt không khát, lưỡi tái rêu trắng, mạch trầm vi khó bắt hoặc do chứng dùng thuốc phát hãn quá mạnh gây nên chứng vong dương, bệnh tùy nặng nhẹ mà sử dụng bài thuốc có gia giảm thêm các vị khác nhau.

+ Trường hợp bệnh nhân chân tay quyết lạnh do chứng tiêu chảy nặng do mất nước âm dịch suy vong nên dùng bài thuốc gia thêm Nhân sâm gọi là bài tứ nghịch nhân sâm thang để hồi dương cứu âm.

+ Các trường hợp bệnh thiếu âm tả lị chân tay quyết lạnh, mạch vi khó bắt, dùng bài Tứ nghịch thang bội Can khương gọi là bài thông mạch tứ nghịch thang ( Thương hàn luận) để ôn lý, thông dương mạnh hơn.

+ Các trường hợp bệnh thiếu âm hạ lợi, chân tay quyết nghịch, mặt đỏ, mạch vi là chứng âm hàn thịnh ở dưới, bức hư xông lên có thể dùng Tứ nghịch thang gia Thông bạch bỏ Cam thảo gọi là bài  bạch thông thang ( Thông hàn luận ) để thông dương phục mạch.

+ Các trường hợp hạ lợi không cầm, mặt đỏ, nôn khan, bứt rứt chân tay, quyết nghịch, mạch không bắt được dùng Bạch thông thang gia thêm nước tiểu người, nước mật heo gọi là bài bạch thông gia trư đám thang ( Thương hàn luận).

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here