Rate this post

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hâp và gây dịch do virus sởi gây nên với triệu chứng lâm sàng là sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa, viêm kết mạc mắt và phát ban đặc hiệu.

Bệnh thường gặp ở trẻ em và có khả năng để lại biến chứng nặng nề cho trẻ.

1.Dịch tễ

-mầm bệnh: virus sởi thuộc họ paramyxoviridae gây phát ban ở khỉ và nguời. Chúng có hình cầu đường kính 150-200nm, nhân là chuỗi xoắn ARN và 3 protein. dễ bị tiêu diệt bởi thuốc sát rùng thông thường, ánh sáng mặt trời, sức nóng…

Virus có trong dịch họng, máu, nước tiểu ở cuối giai đoạn ủ bệnh và 1 thời gian ngắn sau khi phát ban.

-nguồn lây: là bệnh nhân

-đường lây: qua đường hô hấp trực tiếp hoặc gián tiếp

-miễn dịch: sau khỏi có miễn dịch bền vững

Hay gặp ở trẻ 2-6 tuổi.

2.Triệu chứng lâm sàng

thời kỳ nung bệnh

trung bình 10-12 ngày, hầu như không có triệu chứng lâm sàng

thời kỳ khởi phát

Kéo dài 4-5 ngày tính từ lúc bắt đầu sốt đến khi sở bắt đầu mọc. biểu hiện đặc biệt của thời kỳ này là sốt và viêm long

-sốt: sốt cao đột ngột, vã mồ hôi kèm mệt mỏi, kém chơi; trẻ sơ sinh có thể co giật

-họi chứng viêm long: không bao giờ thiếu trong bệnh sởi

Viêm long ở mắt gây chảy nước mắt, mắt nhiều dử, kết mạc đỏ. Bệnh nhân sợ ánh sáng, mi mắt có thể sưng phù.

Viêm long đường hô hấp: hắt hơi sổ mũi, ho, viêm long làm lỗ mũi đỏ lên, sụt sịt, ngứa, nhức trán

Viêm long đường hô hấp kéo dài lan nhanh xuống thanh quản gây viêm thanh quản

Viêm long đường tiêu hóa: gây ỉa chảy, phân lỏng, ít phân.

-khám thực thể miệng họng có dấu hiệu đặc hiệu của sởi trước phát ban là hạt Koplick. Chúng xuất hiện trong miệng, trên nền đỏ thẫm niêm mạc má, môi, lợi là chấm nhỏ li ti màu trắng, hơi nổi gợn lên; biến mất sau 2 ngày trước mọc ban

thời kỳ toàn phát

trước khi chuyển sang ban bệnh nhân sốt cao hơn kèm dấu hiệu thần kinh: co giật, mê sảng, li bì, ngủ gà

-ban xuất hiện theo trình tự sau tai, gáy rồi lan xuống má, trán và đầu mặt cổ…Hết ngày thứ 3 ban mọc khắp người xen kẽ khoảng da lành, nơi mọc ban đầu tiên nhạt đi

-Ban không ngứa, dạng dát sẩn, màu đỏ hồng hay đỏ tía, sờ mịn, hình tròn hay bầu dục, xung quanh là da lành

-ban mọc đến chân thì nhiệt độ giảm, vẫn còn viêm long, đau mắt, sổ mũi, viêm thanh quản…

Trẻ quấy khóc, kém ăn, khát nước, ỉa lỏng.

thời kỳ lui bệnh

Xuất hiện khi sởi mọc khắp người. thường vào ngày t6 ban bắt đầu bay tuần tự như khi mọc để lại vết thâm trên da phủ lớp phấn trắng. những chỗ thâm và da bình thường loang lổ tạo dấu hiệu “vằn da hổ”.

3.Biến chứng

-hô hấp: viêm phổi, viêm thanh quản, viêm mũi họng

-tiêu hóa: viêm niêm mạc miệng, viêm ruột

-giác quan: viêm tai giữa, đau mắt

-thần kinh: viêm não, viêm màng não, viêm tủy

4.Điều trị

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng giúp bệnh nhân hồi phục.

-ding dưỡng: cho trẻ ăn đủ chất, dễ tiêu, không quá kiêng khem

-vệ sinh răng miệng, da, mắt

-điều tị triệu chứng và hỗ trợ:

Hạ nhiệt khi trẻ sốt cao, chú ý không dùng Aspirin

Tránh dùng corticoid dễ gây ban xuất huyết

Không dùng kháng sinh bừa bãi

Bồi phụ nước và điện giải qua đường uống

Bổ sung vitamin A

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here