Rate this post

Nhiễm khuẩn huyết là 1 tập hợp những biểu hiện lâm sàng của tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng. có nguy cơ tử vong nhanh do sốc và suy các cơ quan do vi khuẩn từ 1 ổ nhiễm trùng khởi phát phóng vào máu nhiều lần liên tiếp. bệnh tiến triển nặng, không thể tự khỏi nếu không được điều trị đúng cách.

1.Nguyên tắc điều trị

-dùng kháng sinh càng sớm càng tốt không đợi kết quả cấy máu

-dùng kháng sinh diệt khuẩn đường tiêm

-có thể phải kết hợp kháng sinh

-dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ khi có kết quả cấy máu

-cân nhắc loại kháng sinh, liều lượng, tác dụng phụ cho phù hợp bệnh nahan

-bệnh nhân phải được điều trị tuyến tỉnh trở lên

2.điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh

Các kháng sinh sử dụng tùy theo nguyên nhân

-NKH da thường do tụ cầu có thể dùng:

Oxacillin tiêm tĩnh mạch:

người lớn 4-8g/ngày chia 4 giờ 1 lần

trẻ em 100-200 mg/kg/ngày chia 6h 1 lần

Cephalosporin thế hệ I tiêm tĩnh mạch:

người lớn 4-8g/ngày chia 4h 1 lần

trẻ em 100-200 mg/kg/ngày chia 6h 1 lần

Vancomycin truyền tĩnh mạch nếu chủng MRSA:

người lớn 2g/ngày chia 2 lần

trẻ em 30-45 mg/kg/ngày chia 2 lần

-NKH nghi ngờ từ đường tiêu hóa hay tiết niệu:

Fluoroquinolon: ciprofloxacin 0,5g x 2 lần/ngày tiêm TM

pefloxacin 400mg x 2 lần/ ngày

Cephalosporin thế hệ 3,4: Ceftriaxon 50-100mg/kg/ngày tiêm TM

Cefotaxim 50-100mg/kg/ngày tiêm TM

-NKH nghi từ đường gan mật:

Fluoroquinolon: ciprofloxacin 0,5g x 2 lần/ngày tiêm TM

pefloxacin 400mg x 2 lần/ ngày

Cephalosporin thế hệ 3,4: Ceftriaxon 50-100mg/kg/ngày tiêm TM

Cefotaxim 50-100mg/kg/ngày tiêm TM

-NKH nghi do vk kị khí: ngoài kháng sinh phổ rộng cần phối hợp thêm Metronidazol

trẻ em 30mg/kg/ngày chia 2 lần

người lớn 1g/ngày chia 2 lần

*thời gian điều trị thường 10-14 ngày tùy tình trạng bệnh. Chỉ ngừng kháng sinh khi hết sốt, toàn trạng tốt lên, các chỉ số xét nghiệm về bình thường

2.Hồi sức cấp cứu: đặc biệt quan trọng trong phòng chống sốc

bồi phụ thể tích tuần hoàn:

Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, nếu ALTMTT thấp:

-truyền nhanh 500ml dung dịch keo hoặc cao phân tử trong 20′

-nếu ALTMTT chưa về bình thường truyền tiếp 500ml Haes-steril

-nếu ALTMTT và huyết áp chưa về bình thường thì loại trừ sốc nhiễm khuẩn

-nếu ALTMTT bình thường và huyết áp chưa về bình thường: chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn và dùng vận mạch

thuốc vận mạch

Chỉ dùng khi ALTMTT bình thường, huyết áp không lên

-dopamin truyền tĩnh mạch liên tục, tốc độ truyền ban đầu 5microgam/kg/phút. tăng tốc độ truyền mỗi lần 2,5-5microgam/kg/phút. tùy đáp ứng

-nếu dùng đến liều dopamin 20microgam mà không đáp ứng dùng noradrenalin bắt đầu liều 0,1 microgam/kg/phút, tăng tốc độ truyền mỗi lần 0,1-0,5microgam/kg/phút. tùy đáp ứng

Khi dùng noradrenain nên giảm kiều dopamin về liều tác dụng giãn mạch thận.

Duy trì tốc độ truyền để giữ ổn định ALTMTT

hồi sức hô hấp:

-thở oxy kính mũi hay mask túi theo tình trạng bệnh nhân

-sẵn sàng đặt NKQ và thông khí nhân tạo khi cần

-hút đờm rãi

-theo dõi mạch, huyết áp, SpO2

chống suy thận

Có thể tránh được suy thận nếu nâng huyết áp lên nhanh chóng. Khi huyết áp lên 80mmHg mà chưa có nước tiểu cần dùng furrosemid tĩnh mạch để duy trì lượng nước ổn định.

Khi đã có suy thận cấp thực thể cần chỉ định điều trị bằng lọc máu ngoài thận

-điều trị đông máu nội quản rải rác bằng heparin, truyền tiểu cầu nếu tiểu cầu giảm nhiều

-dự phòng loét và xuất huyết tiêu hóa do stress bằng thuốc bọc niêm mạc và kháng thuốc H2

-vấn đề xử lí ngoại khoa trong nhiễm khuẩn rất hạn chế

-trường hợp sốc nhiễm khuẩn do ổ nung mủ chỉ định dẫn lưu là cần thiết

Copy ghi nguồn DuocDien.net

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here