I. Đại cương
1. Định nghĩa
Đái tháo đường là rối loạn chuyển hóa của nhiều nguyên nhân, bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose huyết mạn tính phối hợp với rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, lipid và protein do thiếu hụt tiết insulin hoặc do insulin tác dụng kém hoặc do cả hai.
2. Dịch tễ
Tỉ lệ mắc đái tháo đường ở người lớn chiếm khoảng 4% vào năm 1995, dự kiến tăng lên 5,4% vào năm 2025
Ở VN, tỷ lệ đái tháo đường khác nhau ở các vùng miền. Hiện nay tỷ lệ mắc đái tháo đường hoàng 3,5% trên toàn quốc, riêng tại các thành phố tỷ lệ hiện mắc là 5,5%
II. Phân loại
1. Đái tháo đường týp 1
Gồm 2 thể
- Đái tháo đường týp 1 tự miễn.
- Đái tháo đường týp vô căn.
2. Đái tháo đường týp 2
3. Các týp đái tháo đường đặc hiệu khác
– Thương tổn chức năng tế bào di truyền:
- Thể MODY 1
- Thể MODY 2
- Thể MODY 3
– Thương tổn tác dụng insulin di truyền:
- Đề kháng insulin týp A
- Đái tháo đường teo tổ chức mỡ…
– Bệnh lý tụy ngoại tiết:
- Viêm tụy, chấn thương tụy, cắt tụy toàn bộ
- Ung thư tụy, sỏi tụy…
– Các bệnh nội tiết:
- To đầu chi, hội chứng cushing.
- U tủy thượng thận, cường giáp…
– Thuốc hoặc hóa chất:
- Các chất đồng vận β adrenergic.
- Thiazid.
- Hormon tuyến giáp.
– Nhiễm khuẩn: Rubela bẩm sinh
– Đái tháo đường tự miễn hiếm gặp:
- Hội chúng Stiff-man.
- Kháng thể kháng thụ thể insulin.
– Một số hội chứng di truyền khác:
- Hội chứng Down.
- Hội chứng Klinefelter.
- Hội chứng Turner…
– Đái tháo đường thai kì.
Bảng. Các đặc điểm phân biệt đái tháo đường týp 1 với đái tháo đường týp 2
Týp 1 | Týp 2 | |
Tỷ lệ | 10-20% | 80-90% |
Tuổi khởi phát | <40 tuổi | >40 tuổi |
Cân nặng cơ thể | Không béo phì | Thường béo phì |
Khởi bệnh | Rầm rộ | Kín đáo |
Uống nhiều | Rõ | Ít rõ |
Ăn nhiều và sút cân | Có | Không |
Toan ceton khi không điều trị | Thường có | Ít gặp |
Biến chứng mạch máu | Chủ yếu vi mạch | Chủ yếu xơ vữa mạch lớn |
Tiết insulin | Giảm nhiều | Bình thường hoặc giảm ít |
Phụ thuộc insulin | Có | Không |
Xét nghiệm C-peptid | Rất thấp hoặc không có | Bình thường, giảm nhẹ hoặc tăng |
Glucagon máu | Tăng | Bình thường |
III. Chẩn đoán xác định
1. Triệu chứng lâm sàng cổ điển
Các triệu chứng rầm rộ thường ít gặp, trừ giai đoạn mất bù, có 4 triệu chứng: ăn nhiều, sụt cân, đái nhiều, uống nhiều.
2. Triệu chứng sinh hóa
Bảng. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Bình thường | GDNG | ĐTĐ* |
Đường máu lúc đói | 110mg% ≤ ĐM ≤ 126% | ĐM ≥ 126mg% |
Đường máu 2 giờ sau uống glucose | 140mg% ≤ ĐM ≤ 200mg% | ĐM ≥ 200mg% |
Có triệu chứng của ĐTĐ và đường máu bất kì ≥ 200mg% |
Chẩn đoán xác định đái tháo đường dựa trên 2 tiêu chuẩn:
- Đường huyết tăng rõ rệt khi đói
- Đường huyết tăng thường xuyên
* Chẩn đoán phải được khẳng định lại sau đó bằng một trong ba cách trên
Tiêu chuẩn này cho phép ta loại bỏ đái tháo đường một số tăng đường máu tạm thời như chấn thương sọ não, cơn đau cấp tính, một số thuốc điều trị, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp v.v..
3. Các xét nghiệm khác
- Đường niệu: chỉ có tăng đường huyết mới khẳng định chẩn đoán việc phát hiện đường niệu ngay cả với phương pháp đặc hiểu glucose-oxydase cũng phải đối chiếu với đường huyết để loại trừ đái tháo đường do thận.
- Hemoglobin glycosyl hóa: HbA1c tương quan, chặt chẽ với giá trị đường huyết trong một thời gian dài, chỉ có giá trị theo dõi, không phải là tiêu chuẩn chẩn đoán.