Đại cương
Erythromycin được nhóm các nhà nghiên cứu cảu hãng Lilly tách chiết từ chunge Streptomyces erythreus, sau này có tên là Sacccharopolyspora erthraea, vào năm 1949 và được đưa vào sử dụng trên lâm sàng vao năm 1952. Đây là kháng sinh được sử dụng hpoor biến nhất trong nhóm macrolid. Erythromycin có phổ kháng khuẩn rộng, chủ yếu là kìm khuẩn với các vi khuẩn gram âm, gram dương và các vi khuẩn khác như Mycoplasma, Spirochetes, chlamydia và Rickettsia. Tuy nhiên ở nồng độ cao erythromycin cũng có tác dụng diệt khuẩn đối với các chủng nhạy cảm.
Cơ chế tác dụng của erythromycin là gắn vào tiểu đơn vị 50S của riboxom vi khuẩn nhạy cảm và ức chế protein. Thuận lợi của erythromycin là có thể dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ nhỏ, dùng trong các trường hợp dị ứng với kháng sinh nhóm beta-lactam và có thể dùng thay thế penicillin trong dự phòng dài hạn thấp khớp cấp tính.
Erythromycin dạng base không bền, dễ bị pha hủy bởi dịch vị nên thường dùng ở dạng muối để tăng sinh khả dụng. Erythromycin stearat, ethylsuccinat, estolat thường sử dụng các chế phẩm dạng uống, erythromycin gluceptat, lactobionat được dùng ngoài ở dạng mỡ tra mắt 0,5%, dung dịch 2% điều trị trứng cá.
Cấu trúc và tính chất hóa học
Erythromycin base là hỗn hợp của ba chất erythromycin A, B,C trong đó chủ yếu là erythromycin A. Erythromycin là bột tinh thể trắng hoặc hơi ánh vàng, dễ hút ẩm, tan ít trong nước (độ tan giảm khi nhiệt độ tăng), tan trong ethanol, methanol, tan trong dung dịch acid loãng.
Erythromycin bị dịch vị phá hủy một phần, nếu dùng dạng bào chế thích hợp cố thể uống được tốt. Nồng độ tối đa đạt được trong máu sau 1-4 giờ và giữ không quá 6 giờ nên phải uống 4 lần mõi ngày, gắn vào protein huyết tương 90% và thời gian bán thải là 1,5 đến 3 giờ. Thải trừ chủ yếu qua mật dưới dạng còn hoạt tính, nồng độ trong mật gấp 5 lần trong huyết tương.
Chủng giống: Streptomyces erythreus, sau này có tên là Sacccharopolyspora erthraea
Lên men sinh tổng hợp
Streptomyces erythreus, sau này có tên là Sacccharopolyspora erthraea là chủng vi vật hiếu khí, nhiệt độ nuôi cấy thích hợp trong khoảng 30 đến 33 độ C. Quy trình lên men cũng có đặc điểm tương tự như lên men tạo các khangsinh nhóm tetracyclin.
Thành phần môi trường lên men như sau (w/v):
Glucose 5%
CaCO3 0,6
Bột đậu 3
pH 7
(NH4)2SO4 0,3
Nhiệt độ nuôi cấy 33 độ C
NaCl 0,5 erythromycin có thể được chiết khỏi dịch lên men bằng dung môi hữu cơ. Quy trình chiết xuất tiến hành như sau:
Dịch lên men đem làm lạnh ở pH 2,5 đến 3 => lọc => tạo ra sinh khối và chiết rồi cô đặc lại, đem kết tinh ở 40 độ C.
Dịch lên men được lọc bằng lọc ép khung bản hay lọc trống. Dịch lọc được bổ sung dung môi hữu cơ như butyl acetat. Khuấy trộn đều để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất. Thêm dung dịch muối vô cơ như NaCl hay Na2SO4 và khuấy trộn kĩ. Hỗn hợp sẽ phân lớp và kháng sinh chuyển sang pha hữu cơ. Kháng sinh được tách khỏi dung môi hữu cơ bằng cách cô chân không và kết tinh ở 40 độ C.