Triệu chứng ngộ độc cấp Barbituric
Ngộ độc các barbituric tác dụng nhanh ( thiopental )
+ Thiopental có thể gây nên các biểu hiện tăng phản xạ co thắt cơ trơn , co thắt thanh quản hay thiệt hầu.
Nếu tiêm nhanh có thể dẫn đến tử vong do ngừng thở.
+Nếu thuốc Thiopental quá hạn có thể gây ra sunfhemoglobin truy mạch và suy hô hấp cấp và triệu chứng của sunfhemogỊobin máu giống với methemoglobin máu.
Ngộ độc barbituric tác dụng chậm
Tự tử bằng barbituric tác dụng chậm thường gặp với liều rất cao thông qua đường uống.
–Hôn mê:
Mức độ hôn mê tỷ lệ với liều lượng barbituric đã uống. Nhưng tuỳ theo cá nhân và liều lượng gây hôn mê nhiều hay ít còn phụ thuộc sự hấp thu qua ruột , phân phối thuốc trong cơ thể với khả năng chuyển hoá của gan.
Hôn mê do ngộ độc barbituric có thể chia thành 4 mức độ như sau:
Giai đoạn 1 : gọi to còn đáp lời lại. Điện não có sóng nhanh lẫn sóng alpha bình thường. Tỷ lệ của barbituric trong máu 20mg/lit.
Giai đoạn 2 : cấu véo còn phản ứng đúng. Điện não có sóng chậm theta và denta.
Tỷ lệ của barbituric trong máu 40mg/l.
Giai đoạn 3 : cấu véo thì phản ứng hỗn độn và không đúng. Chưa rối loạn thần kinh thực vật ( huyết áp vẫn bình thường ). Điện não có sóng chậm to và không có phản ứng với tiếng động hay cấu véo. Tỷ lệ của barbituric trong máu 80mg/l.
Giai đoạn 4 : cấu véo không phản ứng. Rốì loạn thần kinh thực vật xuất hiện : rối loạn hô hấp , ngừng thở và truy mạch , sốt cao hay hạ nhiệt.
Điện não : có sóng rất chậm trên cơ sở một đường thẳng ( do tê liệt thần kinh thực vật )
Tỷ lệ của barbituric trong máu là 100mg/l
Khi đã hôn mê sâu, các phản xạ gân xương mất hết thì bệnh nhân nằm yên , thở khò khè , mất các phản xạ ho và phản ứng nuốt đồng tử thường giãn rộng.
–Rôì loạn hô hấp:
Rối loạn hô hấp là biểu hiện của thần kinh thực vật bị tê liệt , thường có ở giai đoạn 4.
2 cơ chế giải thích các rối loạn này là :
+Giảm thông khí phế nang do nguyên nhân trung ương , barbituric tác dụng trực tiếp ức chế thần kinh trung ương nhất là trung tâm hô hấp ở hành tuỷ. Giảm thông khí phế nang làm giảm Pa02 và tăng PaC02.
+Tắc đưồng hô hấp trên do hôn mê sâu : tụt lưỡi về sau , ứ đọng đờm dãi , mất phản xạ ho hoặc hít phải chất nôn và dịch vị.
Hai cơ chế trên sẽ dẫn đến tình trạng suy hô hấp cấp rất nặng , đặc biệt nếu có hiện tượng trào ngược dịch vị sẽ gây hội chứng Mendelson. Rối loạn hô hấp thường là nguyên nhân chính gây nên tử vong ở một số trưòng hợp ngộ độc.
–Rối loạn tuần hoàn:
Ngộ độc barbituric nặng gây nên một tình trạng sốc nguyên nhân thần kinh. Thần kinh thực vật tê liệt dẫn đến tình trạng giảm thúc tính thành mạch gây hạ huyết áp và truy mạch.
Tình trạng truỵ mạch càng dễ xẩy ra hơn nếu phối hợp cùng các dấu hiệu mất nước hay tắc mạch phổi do nằm lâu bất động.
–Rối loạn điểu hoà thần kinh:
Bệnh nhân có thể sốt cao hay ngược lại hạ thân nhiệt trong trường hợp ngộ độc nặng.
–Bội nhiễm:
Ở bộ máy hô hấp thường do ứ đọng dòm dãi và xẹp phổi.
Ở chỗ loét mục vì nằm bất động lâu.
–Suy thận cấp:
Suy thận cấp chức năng do mất nước hay truy mạch.
Suy thận thực tổn cấp trên bệnh nhân đã có tổn thương thận tiềm tàng.
Biến chứng này ngày nay đã có thể khắc phục được nhờ có lọc màng bụng và thận nhân tạo.
–Dịp phát bệnh:
Ngộ độc barbituric là nguyên nhân thuận lợi gây nên tai biến mạch não , tắc mạch phổi hay nhồi máu có tim. Ở bệnh nhân ngộ độc barbituric nếu không tỉnh lại sau chạy thận nhân tạo thì phải nghĩ đến các tai biến mạch máu não mới xuất hiện.