Rate this post

Viêm xương chũm cấp là viêm tổ chức xung quanh sào bào và quá trình viêm kéo dài không quá 3 tháng.

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở trẻ <2 tuổi, gặp ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ

Contents

1.nguyên nhân

-yếu tố nhiễm khuẩn:

Phế cầu là nguyên nhân hay gặp nhất

Liên cầu tan huyết nhóm A

Tụ cầu vàng

Trực khuẩn mủ xanh hay gặp trong viêm tai giữa cấp tái phát

-yếu tố thuận lợi: sự cấu tạo xương chũm : xương chũm nhiều thông bào dễ viêm cấp hơn loại xốp hay loại đặc ngà

thể địa suy yếu: nhất là trẻ em suy dinh dưỡng

do viêm tai giữa không phát hiện và điều trị đúng cách

2.phân loại

-phân loại theo nơi bắt đầu:

viêm xương chũm cấp nguyên phát

viêm xương chũm cấp thứ phát

-phân loại theo cách tiến triển:

thể bán cấp

thể thậm cấp

-phân loại theo lứa tuổi:

viêm xương chũm hài nhi

viêm xương chũm trẻ em

viêm xương chũm người già

3.triệu chứng

Bệnh nhân viêm tai giữa cấp độ 3 tuần, các triệu chứng chức năng và toàn thân đang dịu dàn bỗng tăng lên:

-toàn thân: sốt cao trên 40 độ kéo dài

Thể trạng nhiễm khuẩn: mệt mỏi, quấy khóc, kém ăn, kém ngủ

ở hài nhi có thể thấy co giật, nôn, thóp phồng như viêm màng não

-cơ năng: đau là triêu chứng chính của giai đoạn này, đau nhiều hơn giai đoạn viêm tai, đau sâu trong ống tai hoặc sau tai, lan ra vùng thái dương-đỉnh, đau nhiều về đêm làm bệnh nhân mất ngủ.

Nghe kém, đặc biệt với âm trầm, 1 só trường hợp có ù tai

Rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em với biểu hiện nôn và tiêu chảy

-thực thể:

Vùng xương chũm có những biểu hiện: da bị nề, hơi nóng

Khi ấn vào các điểm sào bào, bờ sau xương chũm và mỏm chũm khiến bệnh nhân kêu đau và nhăn mặt. Khi ấn vào xương chũm nên kết hợp quan sát xem bệnh nhân có bị sưng hạch sau tai hay không (do sưng hạch sau tai khi viêm ống tai ngoài cũng rất đau khi ta ấn vào đó)

Mủ đặc, vàng kem, nhiều, không thối nếu lau chùi hàng ngày. 1 số bệnh nhân khối lượng mủ chảy ra có thể giảm do ứ đọng

Màng nhĩ phù nề, đỏ và dày. có thể có lỗ thủng ở màng nhĩ. Lỗ thủng thường nhỏ, đôi khi lại ở trên 1 nốt phồng như vú bò, có giọt mủ đập theo nhịp mạch. 1 số trường hợp lỗ thủng được hàn kín lại, màng nhĩ căng phồng

Thành sau trên ống tai sụp làm góc sau màng nhĩ bị xóa mờ

Đo thính lực biểu hiện điếc kiểu truyền âm

*cận lâm sàng:

công thức máu: bạch cầu tăng cao

phim Schuler: hình ảnh mờ đặc xương chũm

phim CLVT: hình ảnh tiêu xương, còn thông bào, mờ toàn bộ…

4.biến chứng

-biến chứng ngoại sọ: xuất ngoại, viêm xương đá, viêm mê nhĩ, liệt mặt ngoại biên…

-biến chứng nội sọ: viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch bên

5.điều trị

-nội khoa:

kháng sinh: chọn kháng sinh liều cao, hoạt phổ rộng, ưu tiên Cephalosporin thế hệ 3 hoặc chọn kháng sinh qua cấy mủ làm KSĐ

chống viêm

nâng cao thể trạng

làm thuốc tai hàng ngày, theo dõi trong 10 ngày

-phẫu thuật: phẫu thuật khoét xương chũm sau điều trị nội khoa 10 ngày không khỏi, khi viêm xuất ngoại, khi có biến chứng

Copy ghi nguồn DuocDien.net