ngộ độc barbituric
Rate this post

Xử trí ngộ độc barbituric

 

ngộ độc barbituric

 

1.Chuyển hoá của barbituric trong cơ thể

 

  1. Acid barbituric và các barbiturat dễ hấp thu ở trong môi trường toan, nên có thể hấp thu nhanh qua niêm mạc dạ dày.
  2. Các barbituric có tác dụng nhanh dễ dang hòa tan trong lipid hơn các barbituric tác dụng chậm, vì thế do sự phân chia lại nhanh vào tổ chức mỡ thì khoảng 30 phút sau khi tiêm , thiopental đã có thể rời bỏ tổ chức não làm cho bệnh nhân tỉnh lại.
  3. Barbituric được chuyển hoá qua  gan do tác dụng của enzym có trong các tế bào gan. Vì vậy người bị suy gan dễ bị ngộ độc.
  4. Các barbituric chậm thải trừ nhiều qua nước tiểu dưới dạng nguyên vẹn. Vì thế gây lợi tiểu là biện pháp tốt để thải trừ chất độc.
  5. Barbituric được lọc qua cầu thận và được tái hấp thu bởi ống lượn gần. Sự tái hấp thu này phụ thuộc khối lượng và pH của nước tiểu nếu nước tiểu kiềm hơn thì tái hấp thu sẽ giảm và barbituric sẽ thải trừ nhiều hơn.

 

2.Xử trí ngộ độc barbituric

 

Rửa dạ dày

Cho bệnh nhân mới uống < 6 giờ ( vì uống sau 6 giờ thì barbituric chỉ còn đọng lại khoảng 2% ở dạ dày ). Đặt nội khí quản có bóng sau đó rửa dạ dày để tránh hội chứng Mendelson. Thêm natri bicarbonat 5g vào mỗi lít dịch và rửa khoảng 3 đến 5 lít. Lưu ý lấy bệnh phẩm thử độc chất và rửa rồi bơm vào dạ dày 30g natri bicarbonat hay sorbitol.

Kiềm hoá – truyền dịch

Chống chỉ định với bệnh nhân  suy thận , suy tim hay suy gan.

Truyền dịch : ngày truyền  3 – 5 lần , mỗi lần truyền theo thứ tự : natri bicarbonat 1,4% 5000ml ,  glucose 10% 500ml rồi truyền natriclorua 0,9% 500ml. Cho vào mỗi lọ trên 1,5g calciclorua.

Tiêm tĩnh mạch với lasix 20mg, 4 – 6 lần/ngày   ( tiêm trong 3 ngày)

Chú ý : phải  theo dõi CVP ( áp lực tĩnh mạch trung tâm ) , điện tim  điện giải và lượng nước tiểu để chỉnh dịch truyền và theo dõi rối loạn điện giải.

Lọc ngoài thận

Chỉ định với bệnh : suy thận , suy gan hoặc nhiễm độc nặng.

Thận nhân tạo : lọc tốt ( với độ  thanh lọc 50ml/phút  ) thì sau 6 giờ lọc có thể thải được 1/2 lượng barbituric máu. Bệnh nhân tỉnh lại nhanh.

Lọc màng bụng : lọc chậm hơn so với  thận nhân tạo ( độ thanh lọc thận  8ml/phút ) nhưng dễ làm và ít có biến chứng ( 24 giờ lọc màng bụng  bằng với 6 giờ thận nhân tạo ).

Hồi sức hô hấp, tuần hoàn ( đảm bảo chức năng sống và  tránh biến chứng )

cấp cứu ngừng thở

Phòng suy hô hấp ,  đặt nội khí quản, hút đờm luôn. dẫn lưu tư thế : chân giường kê cao lên 20° , đầu đặt nghiêng , day trở luôn , tầm quẩt , ăn bằng ống thông và dùng  kháng sinh. Nếu có điều kiộn cho thở máy ngay. Nếu không có máy  thở thì hết sức cảnh giác, phải bóp bóng ngay khi có rối loạn hô hấp ( thở chậm  thở nông ).

Khi xuất hiện rối loạn hô hấp : tăng cường hút đờm dãi , thở máy hay bốp bóng ( 8 – 12 lần/ph ). Nếu xẹp phổi thì mỏ khí quản và soi hút phế quản.

Huyết áp giảm nhẹ ( 80 – 90mmHg ) thì điều chỉnh nước – điện giải. Nếu áp lực tĩnh mạch trung tâm > 10cm nước thì truyền dopamin.

Huyết áp giảm nặng ( truỵ mạch ) thì phải tìm nguyên nhân:

Ngộ độc barbituric nặng và nhiều loại thì : truyền plasma và  dopamin. Khi huyết áp nâng lên tiến hành chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng ngay đồng thời truyền dopamin.

Biến chứng : nhiễm khuẩn , tắc mạch phổi , mất nước và sốc không hồi phục.

Tiêm heparin phân tử thấp để đề phòng tắc mạch phổi.

 

3.Tiên lượng

 

Tiên lượng nặng khi

-Liều thuốc uống cao , phối hợp nhiều thuốc.

-Bệnh nhân đưa đến cấp cứu muộn.

-Biến chứng : ngừng hô hấp , tắc đờm dãi , rối loạn điện giải , mất nước , xẹp phổi , tắc mạch phổi và hội chứng Mendelson.

Bệnh nhân có bệnh tiềm tang trước đó như : thận , gan hay  tim.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here