tai biến khi truyền máu
Rate this post

Contents

Phản ứng tan máu

tai biến khi truyền máu

TAN HỒNG CẦU NGƯỜI CHO: tan máu do sự không tương hợp giừa máu người cho và máu người nhận khi xác định nhầm nhóm máu ABO, có khi có thể nhầm lẫn các nhãn trên chai máu dự trữ trong bẹnh viện. Những aglutinin bất thường (ngưng kết nguyên bất thường) cũng gây ra những phản ứng cùng một kiểu,vì thế phải phát hiện cả ở máu người cho và người nhận, kể cả lần truyền máu trước đó, và nếu họ là phụ nữ, thì là người đã từng có thai. Test phù hợp mô chéo có thể phát hiện được hầu hết những agglutinin bất thường, nhưng vẫn có thể xảy ra tai biến dù test thử làm trước khi cho kết quả âm tính.

TAN HỒNG CẦU NGƯỜI NHẬN: xảy ra khi truyền cho người nhận máu toàn phần của người cho được gọi là “người cho phổ thông nguy hiểm”, tức là người này có hemolysin phát sinh ở trong nhóm (hệ thống) A hoặc B; loại máu này đôi khi được sử dụng cho truyền máu cấp cứu và có thể gây ra những phản ứng rất nặng.

TRIỆU CHỨNG: mức độ nặng của phản ứng tan máu phụ thuộc vào mức phù hợp mô, vào số lượng máu, vào tốc độ truyền, và chức năng bình thường của thận, gan, tim của người nhận. Nếu có sự không tương hợp thì sau khi được truyền máu, bệnh nhân trở nên lo lắng, rét run, khó thở, buồn nôn, nôn, da trở nên đỏ và đau ở vùng thắt lưng.Nếu tình trạng trên xảy ra khi đang truyền máu hay có shock thì phải dừng ngay và xác minh lại nhóm máu của người cho và người nhận. Nếu truyền máu cho người đang được gây mê toàn thân,thì phương pháp duy nhất cso thể  thực hiện là quan sát máu ly tâm.

DIỄN BIẾN: các triệu chứng có thể thuyên giảm dần, đôi khi bệnh nhân bi thiểu niệu (đái ít) tạm thời, nặng thêm với vô niệu và suy thận cấp; nếu phục hồi thì thường có một cơn bài niệu rất nhiều; ngược lại, tình trạng sốc và vô niệu kéo dài là những biểu hiện của tiên lượng xấu.

ĐIỀU TRỊ: ngừng truyền máu ngay, sưởi ấm cho bệnh nhân để làm giảm cơn rét run, điều trị tình trạng sốc phản vệ có thể diễn ra,nếu  thiểu niệu, thì gây bài niệu chủ động ( mannitol), hoặc cho furosemid theo đường tĩnh mạch với liều khởi đầu 80-120 mg để điều trị suy thận cấp.

Phản ứng sốt

Phản ứng sốt (hội chứng “rét run-tăng thân nhiệt”): đặc biệt hay gă]j bệnh nhân có thai nhiều lần hay nhiều lần truyền máu, Phản ứng sốt là do những yếu tố sinh nhiệt từ các bạch cầu ở máu người cho giải phóng ra, để đáp ứng với kháng thể kháng bạch cầu thuộc hệ thống HLA của người nhận (trong trường hợp này có thể sử dụng một dung dịch hồng cầu đậm đặc đã “loại bỏ huyết tương” bằng cách rửa liên tục hồng cầu.

Phản ứng dị ứng

xảy ra khi người nhận có sẵn kháng thể dị ứng với kháng nguyên người cho hoặc do người cho bị thiếu hụt riêng IgA.

Sốc nhiễm độc:

là do máu truyền bị nhiễm khuẩn, lâm sàng có những cơn rét run, tình trạng sốc, hội chứng dạng dịch tả. Để phòng ngừa tai biến này, phải truyền sớm những chai máu nóng (hoặc tiêu huỷ chúng). không bao giờ bảo quản chai máu đã hâm nóng vào tủ lạnhkhi không dùng đến, trong thực thế nguy cơ vi khuẩn sinh sản trong những chai máu khi được giữ ở 4°c là không có nhưng sẽ rất cao nếu để  ở 37°c