Trong Y Dược học cổ truyền Việt Nam cây Sài đất còn được gọi là húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc… thuộc họ cúc. Cây này mọc hoang và được trồng nhiều để dùng làm thuốc. Dân gian thường dùng cả cây sài đất tươi để làm thuốc, có thể dùng đến 100 g dưới dạng thuốc sắc (nếu dùng khô, liều có thể lên tới 50 g).
Tác dụng sài đất
Theo Đông y, sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm ho, mát máu; thường được dung để chữa cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm phế quản phổi, ho gà, tăng huyết áp, trĩ rò, phòng sởi, mụn nhọt. Theo kinh nghiệm trong dân gian và một số bệnh viện ở nước ta, sài đất có tác dụng chữa mụn nhọt, chốc, lở ngứa, đau mắt, viêm bàng quang, viêm tuyến vú, hạ sốt, giảm đau…
Cây Sài đất có tên khoa học Wedelia chinensis (Osbeck) Merr.,Thuộc Họ Cúc – Asteraceae hay ở nhiều nơi gọi cây sài đất là Húng trám, Ngổ núi, Cúc nháp, Hoa múc.
Đặc điểm thực vật và phân bố của cây Sài đất: Sài đất là cây cỏ sống dai, mọc lan bò, thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới đấy. Thân cây màu xanh có lông trắng, cứng, nhỏ. Lá gần như không có cuống, mọc đối, hình bầu dục thon dài 2 đầu nhọn, có lông nhỏ cứng ở cả hai mặt. Cụm hoa hình đầu và cánh hoa màu vàng tươi. Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh trong nước ta.
Cách trồng Sài đất: Cắt thân cây hành từng đoạn dài 20 – 30cm, vùi 2/3 xuống đất, sau 15 – 20 ngày cây sẽ mọc tốt.
Bộ phận dung và chế biến cây Sài đất: Dùng cây Sài đất tươi hoặc đã khô. Thời điểm thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào tháng 4 – 5, lúc cây đang ra hoa, cắt sát gốc; tưới nước, bón phân sau 15 ngày lại thu hoạch tiếp.
Công năng, chủ trị của cây Sài đất:
Tiêu độc, chữa viêm tấy da, mụn nhọt, sưng vú, rôm sảy, chốc đầu, đau mắt.
Chữa cảm sốt, uống để phòng sởi biến chứng.
Dùng khô: ngày dùng khoảng 50g, sắc với 500ml nước, lấy 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Cây sài đất dễ bị nhầm lẫn với: cây Lỗ địa cúc. Cây Lỗ địa cúc thì có lá ngắn hơn, hoa màu vàng nhạt, quả bé không có lông và không thu hẹp ở đầu, không có vòng lồi lên, đầu cụt.