khuấy trộn
Rate this post

Như phần trước chúng ta đã được tìm hiểu về 2 kỹ thuật khuấy trộn đó là kỹ thuật khuấy trộn chất lỏng có độ nhớt thấp và kỹ thuật khuấy trộn có độ nhớt cao. Kỹ thuật khuấy trộn các chất lỏng có độ nhớt thấp khá đơn giản và dễ làm, gồm khuấy trộn kiểu thùng chứa, khuấy trộn bằng phương pháp bơm tuần hoàn chất lỏng và khuấy trộn bằng phương pháp dùng khí nén. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu tiếp về khuấy trộn hỗn hợp chất lỏng có độ nhớt cao.

khuấy trộn

Các chất lỏng có độ nhớt cao cũng hay gặp trong cuộc sống, trong sản xuất dược phẩm và mỹ phẩm( như siro, thuốc mỡ, kem, cream thuốc, sữa tắm, dầu gội,…). Các hỗn hợp kiểu này không thẻ dùng bằng các thiết bị thông thường mà phải dùng bằng thiết bị có độ chia cắt cao. Ở các thiết bị này, cánh khuấy bao gồm cấu tạo kiểu rotor-stator tốc độ cao, chúng làm việc giống như bơm ly tâm. Cánh khuấy có tốc độ khuấy lớn, các dịch lỏng bị chia cắt ngay sau khi chúng chuyển động qua đầu cánh khuấy. Các cánh khuấy này thích hpj dùng cho quá trình hòa tan, phân tán và nhũ hóa cũng như các quá trình trộn đơn giản đặc biệt với các dịch có độ nhớt lớn thì cần phải có lực bơm hút lớn.

Trên thị trường có khá nhiều đầu khuấy kiểu rotor- stator, mỗi loại có một ưu nhược điểm khác nhanh vì vậy sự lựa chọn loại đầu khuấy nào phụ thuộc vào tính chất của  sản phẩm và chi phí của đầu khuấy. Có nhiều kiểu loại đầu khuấy, có loại tạo ra dòng chảy hướng trục, có loại tạo ra dòng chảy hướng tâm và có loại tạo ra cả hai kiểu loại dòng chảy cùng một lúc.

Với cánh khuấy rotor- stator có thể dùng nhào trộn với quy mô 30.000 đến 50.000 lít. trong thực tế có nhiều vấn đề cần xem xét vì khả năng khuấy trộn có thể bị giảm khi độ nhớt của dung dịch tăng lên.

Để khuấy trộn dung dịch có độ nhớt cao thì có thể dùng cánh khuấy dạng khung bản hoặc cánh khuấy dạng chữ Z. các loại thiết bị cánh khuấy này có tốc độ cánh khuấy chậm nhưng tác động lực để chia cắt khối dung dịch thì rất lớn, có thể chia cắt đến toàn bộ khối hỗn hợp.

Với mỗi một loại dung dịch có kiểu khuấy trộn riêng và trong kiểu khuấy trộn ấy lại có nhiều kiểu thiết bị nên khi chọn lựa thiết bị khuấy trộn người ta phải xem xét về đặc tính của khối dung/ hỗn dịch và chi phí để lựa chọn sao cho hợp lý nhất. Đôi khi khi khuấy trộn ta có thể kết hợp một vài phương pháp lại với nhau nhưng cần thực sự hiểu về nguyên lý mỗi thiết bị mới có thể kế hợp được sao cho tăng hiệu quả sản xuất

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here