I. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng
1. Nguyên nhân
- loét do vi khuẩn HP ( Helicobacter Pylory) là nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng , viêm dạ dày cấp và mạn , ung thư dạ dày.
- do dùng thuốc giảm đau kháng viêm kéo dài như các loại thuốc NSAID , aspirin …đây là những loại thuốc được dùng phổ biến , thuốc có thể gây ra nhiều ổ loét cấp tính
- loét do stress thường gặp ở những bệnh nhân phải nằm lâu như bệnh nhân bỏng , chấn thương ,nhiễm khuẩn nặng , suy gan thận , viêm tụy cấp…với tỷ lệ 50-100%. Ở những bệnh nhân này có thể kèm theo triệu chứng xuất huyết tiêu hóa , làm tăng thêm bệnh cảnh lâm sàng và tăng tỷ lệ tử vong.
2. Cơ chế bệnh sinh
– Do mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ dạ dày tá tràng. Yếu tố gây loét tăng lên trong khi nhóm yếu tố bảo vệ giảm đi hậu quả là tế bào biểu mô niêm mạc bị tổn thương , nếu quá trình phục hồi và tái tạo các tế bào biểu mô không đủ để làm lành các tổn thương cấp tính được hình thành và sau đó là sự xuất hiện của các ổ loét.
– Các yếu tố tấn công :
- Acit HCl do tế bào viền dạ dày tiết ra
- Gastrin
- dịch mật , lesolecithin
- yếu tố bên ngoài : vi khuẩn HP , thuốc giảm đau chống viêm , rượu , thuốc lá…
– Các yếu tố bảo vệ
- chất nhày mucin và hệ đệm bicarbonat bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày
- lớp tế bào biểu mô bề mặt niêm mạc dạ dày
- dòng máu tới nuôi dưỡng cho lớp niêm mạc dạ dày
II. Triệu chứng
1. Triệu chứng lâm sàng
- Đau bụng vùng thượng vị được coi là triệu chứng hằng định của viêm loét dạ dày tá tràng có thể có nhiều mức độ đau khác nhau từ khó chịu âm ỉ đến dữ dội thành từng cơn. Tính chất đau có thể khác biệt tùy thuộc vào vị trí ổ loét
– Loét dạ dày thường đau lệch về phía bên trái đường trắng giữa , lan lên ngực và sau xương ức , thường đau sau ăn từ vài chục phút đến vài giờ. ăn vào hoặc uống thuốc giảm đau đáp ứng kém
– Loét tá tràng thường đau sau ăn từ 2-3h, đau thường lệch về bên phải đường trắng giữa , lan ra sau lưng thường trội lên về đêm. Đáp ứng với bữa ăn và thuốc trung hòa axit tốt hơn đau dạ dày
- Bệnh nhân có thể chán ăn buồn nôn , gấy sút (ở đau do dạ dày vì ăn vào là đau ) ở những bệnh nhân loét tá tràng có thể tăng cân do ăn nhiều cho đỡ đau , bệnh nhân có thể đầy bụng chậm tiêu , ợ hơi , ợ chua
- Khám thực thể có thể thấy bụng co cứng nhẹ hoặc chỉ thấy chướng. Ấn điểm thượng vị đau trong viêm loét dạ dày , trong loét tá tràng có ấn thấy đau môn vị. trong trường hợp ổ loét ở hành tá tràng gây hẹp môn vị có thể thấy các dấu hiệu như nôn ra thức ăn cũ , thể trạng suy mòn , bụng lõm lòng thuyền , lắc thấy tiếng óc ách dạ dày.
2. Triệu chứng cận lâm sàng
- Nội soi được coi là phương pháp có giá trị nhất trong chẩn đoán loét dạ dày tá tràng. Nội soi có thể xác định được vị trí kích thước , số lượng , tính chất ổ loét (nông hay sâu , cấp hay mạn tính , bờ có đều hay không , đáy sạch hay có lẫn tổ chức hoại tử , có tổn thương khác kèm theo không )
- X-Quang dạ dày tá tràng có Barit có thể thấy
– Ổ loét là ổ đọng thuốc hình tròn hay oval
– Sự thay đổi lớp niêm mạc quanh ổ loét ở thân và phình vị dạ dày , sự thay đổi về hình ảnh tiền môn vị và tá tràng
- các xét nghiệm khác :
– Test xác định HP : ure test , nuôi cấy vi khuẩn từ mảnh sinh thiết , tfm kháng nguyên trong phân và kháng thể trong máu , các đồng vị phóng xạ …
– Thăm dò chức năng dạ dày (hiện nay ít dùng ): hút dịch vị lúc đói để đánh giá bài tiết HCl và gastrin và các nghiệm pháp kích thích…