Rate this post

Sự hấp thu ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc tiêm

Độ tan và tốc độ hòa tan

Chỉ có phần dược chất ở dạng dung dịch mới có khả năng khuếch tán qua màng hấp thu.

Độ tan và tốc độ hòa tan các tiểu phân dược chất rắn xét trong các trường hợp:

-Thuốc tiêm dạng hỗn dịch

-Thuốc tiêm dạng dung dịch nhưng có pH khác xa pH sinh lý:sau tiêm pH của thuốc dần trở về pH sinh lý làm cho dược chất bị kết tủa lại(khi dùng pH để làm tăng độ tan của dược chất)

-Thuốc tiêm dung dịch sử dụng hỗn hợp dung môi để tăng độ tan của dược chất:khi tiêm dung môi bị pha loãng, làm giảm độ tan của dược chất gây kết tủa dược chất dưới dạng tiểu phân rắn.

Tốc độ hòa tan tiểu phân dược chất rắn phụ thuộc kích thước tiểu phân theo phương trình Noyes-whitney: dC/dt=K*D*S*(Cs-Ct):tốc độ hòa tan càng nhanh khi diện hòa tan càng lớn nghĩa là khi kích thước tiểu phân càng nhỏ.

tiểu phân dược chất rắn

Độ nhớt của dung dịch hay hỗn dịch tiêm làm thay đổi hệ số khuếch tán, thay đổi hệ số hấp thu.Độ nhớt cao hệ số khuếch tán giảm làm giảm tốc độ hòa tan dược chất, giảm sinh khả dụng của thuốc . Độ nhớt tăng sẽ kéo dài thời gian tác dụng của thuốc.

Hệ số phân bố dầu-nước của dược chất trong thuốc

Phân tử dược chất có tính thân lipid nhất định mới có khả năng thấm qua màng(màng được coi là hàng rào lipid).

Hệ số phân bố dầu-nước của dược chất càng cao thì tốc độ khuếch tán qua màng càng cao.

Mức đẳng trương của thuốc tiêm

Thuốc tiêm đẳng trương sẽ giảm đau, giảm kích ứng, giảm hoại tử tổ chức tại nơi tiêm.

Thuốc tiêm ưu trương:khi tiêm nước sẽ đến chỗ tiêm để lập lại cân bằng áp suất thẩm thấu, làm giảm nồng độ dược chất tại nơi tiêm, giảm tốc độ khuếch tán qua màng của dược chất.

Thuốc tiêm nhược trương: khi tiêm nước sẽ rời khỏi vị trí tiêm làm tăng nồng độ dược chất tại đó, làm tăng tốc độ khuếch tán qua màng của dược chất.

Thể tích tiêm

Định luật Fick trong điều kiện sink: dq/dt=(A1/V1)*K

Thể tích V1 giảm thì tốc độ hấp thu (dq/dt) tăng.

Thể tích nhỏ làm tăng hấp thu thuốc và làm giảm đau khi tiêm.

Cấu trúc hóa lý của thuốc tiêm

Tốc độ giải phóng dược chất ra khỏi thuốc tiêm giảm dần: dung dịch nước> hỗn dịch nước >dung dịch dầu> hỗn dịch dầu.

Quá trình hấp thu dược chất:

-Dung dịch nước:dược chất đến màng hấp thu và thấm qua màng

-Hồn dịch nước:dược chất hòa tan vào dịch nước của mô tại nơi tiêm, chuyển đến và hấp thu qua màng.

-Dung dịch dầu:dược chất chuyển từ pha dầu sang pha nước, rồi trải qua các bước tiếp theo.

Tương tác dược chất-thành phần khác(chất trơ) trong thuốc tiêm

Dược chất bị hấp phụ hoặc tạo phức với  tác nhân này thì dược chất không được hấp thu.

Phức hợp với dược chất dễ phân ly trả lại dược chất dạng tự do ,sinh khả dụng của thuốc không bị giảm.

Phức hợp được hình thành giữa dược chất với chất hòa tan trong lipid tốt hơn dược chất thì sự hấp thu của dược chất sẽ tăng lên.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here